Đổi mới công nghệ: Cần doanh nghiệp chủ động

authorDương Phương Ngọc 15:20 14/09/2016

(VietQ.vn) - Phải chăng Việt Nam đang trở thành bãi thải công nghệ thế giới bởi "Việt Nam cái gì cũng muốn nhất, nhưng toàn làm ngược"...?

Trong buổi trình dự thảo luật Chuyển giao công nghệ sửa đổi trước UB Thường vụ Quốc hội sáng 13/9, Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân thẳng thắn đặt câu hỏi cho đại diện các bên.

Trước đó, tại kỳ họp thứ 11, kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khóa 13, Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân cũng đã thừa nhận: Mục tiêu đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại khó đạt được.

Hàng loạt 'đại siêu thị' hé lộ thời gian iPhone 7 ra thị trường Việt(VietQ.vn) - Theo đại diện một số siêu thị, iPhone 7 và iPhone 7 Plus chính hãng dự kiến cuối tháng 9, đầu tháng 10 sẽ chính thức được bày bán tại Việt Nam.

Lý giải về lý do khiến nền công nghiệp của Việt Nam còn kém xa các nước khác, trao đổi với PV Chất lượng Việt Nam, ông Bùi Danh Liên - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội, cho rằng: đầu tư của Nhà nước vào khoa học kỹ thuật và các ngành nghề là chủ trương đầu tư chính đáng nhưng gặp nhiều khó khăn. "Nền công nghiệp Việt Nam rất manh mún, các doanh nghiệp lớn, làm bài bản chỉ đếm được trên đầu ngón tay, còn đại đa số doanh nghiệp là vốn nhỏ", ông Liên nói.

Tại Việt Nam, từ 1995, ngành công nghiệp ô tô đã manh nha phát triển. Hơn 10 doanh nghiệp ô tô có tên tuổi trên thế giới đã tìm đến, liên doanh, đầu tư lắp ráp xe. Mặc dù vậy, công nghiệp ô tô Việt Nam đã thất bại khi chủ yếu vẫn dừng ở lắp ráp, tỷ lệ nội địa hóa rất thấp với các linh kiện giản đơn.

Chủ tịch HĐQT Cty CP Ô tô Xuân Kiên (Vinaxuki), ông Bùi Ngọc Huyên đã từng mong ước có tiền để làm ra cái xe do chính tay người Việt Nam sản xuất. Tuy nhiên, giấc mơ hiện thực hóa chiếc xe "ô tô Made in Việt Nam" của vị Chủ tịch này đã trở nên quá xa vời khi tháng 7/2015, công ty này đã phải quyết định bán nhà máy để trả nợ.

 Giấc mơ hiện thực hóa "ô tô Made in Việt Nam" của Chủ tịch Vinaxuki thất bại. Ảnh: Internet.

Thêm vào đó, theo ông Liên là bởi các doanh nghiệp Việt Nam chưa cảm nhận được xu thế hội nhập của các hiệp định mà Việt Nam đã ký, thậm chí, 80% doanh nghiệp Việt thờ ơ, chỉ có các doanh nghiệp lớn quan tâm nhưng lại rất lúng túng về việc xây dựng sự phát triển bền vững.

“Lâu nay, chúng ta vẫn quen được nhà nước hỗ trợ, bây giờ chuyển sang nền kinh tế thị trường, mở cửa sẽ không có chuyện hỗ trợ. Các doanh nghiệp không nên trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước mà nên vận động”, ông Liên cho biết.

Trong buổi trình dự thảo luật Chuyển giao công nghệ sửa đổi trước UB Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh nhận địn một số vướng mắc, bất cập.

Theo Bộ trưởng Chu Ngọc Anh, cái khó lớn nhất chính là thị trường: "Doanh nghiệp dường như còn chưa có nhu cầu tự thân đối với công nghệ. Công nghệ nghiên cứu ra thì nhiều, nhưng muốn thành hàng hóa thì phải có đầu tư. Nhưng doanh nghiệp còn chưa có tư duy cạnh tranh bình đẳng với vũ khí là công nghệ".

Theo Bộ trưởng, đây chính là nơi nhà nước cần vào cuộc để tìm người mua, đặc biệt là những doanh nghiệp thực sự quan tâm đến công nghệ nhưng nguồn lực tài chính còn hạn chế.

Cùng chung quan điểm này, đại diện cho một đơn vị sản xuất ô tô, xe máy trong nước, ông Trần Văn Mâu (Trưởng phòng Kỹ thuật, Công ty TNHH Một thành viên Vạn Xuân) nhận xét: Ô tô cần nhiều chi tiết lắp ráp với nhau, vì vậy, một đơn vị hay một nhà máy không thể sản xuất ra tất cả các linh kiện để lắp ráp nên sản phẩm này.

Do đó, công nghệ sản xuất ô tô muốn tạo ra sản phẩm giá thành rẻ đòi hỏi sự liên kết, bắt tay của nhiều công ty, trong đó, mỗi công ty sẽ chuyên dụng sản xuất riêng biệt một chi tiết nào đó.

Nhưng trên thực tế, “tâm lý của người Việt Nam đâu đó vẫn còn có tư tưởng “tự mình cạnh tranh với mình”. Ví dụ, doanh nghiệp A sản xuất một sản phẩm X, công ty khác thấy làm sản phẩm X có lãi cũng “vác mai đi đào”, cuối cùng thì lại thất bại”, ông Mâu nói.

Còn theo Uỷ ban Khoa học Công nghệ và Môi trường Quốc hội, cần phải có chế tài phù hợp với bản chất về trình độ công nghệ để ngăn ngừa. Từ đó, Ủy ban kiến nghị sửa đổi toàn diện luật Chuyển giao công nghệ.

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang