Dùng biển số xe ô tô giả để vận chuyển lậu rễ cây cam thảo đã có dấu hiệu mốc xanh

author 15:56 23/04/2021

(VietQ.vn) - Lực lượng QLTT tỉnh Lạng Sơn vừa phát hiện xe ô tô sử dụng biển số giả vận chuyển lậu gần 700kg dược liêu làm thuốc bắc là rễ cây cam thảo.

Cụ thể, theo thông tin từ Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Lạng Sơn, trong quá trình kiểm tra, kiểm soát tình hình kinh doanh, vận chuyển hàng hóa trên địa bàn, Đội QLTT số 6 phối hợp với Đội 389 tỉnh kiểm tra xe ô tô For Ranger biển kiểm soát 12C- 089.79.

Trong quá trình kiểm tra, lái xe đang lắp biển số giả 29C- 798.06 để lưu thông có dấu hiệu vận chuyển hàng hóa vi phạm tại thôn Khòn Phổ - xã Mai Pha.

 Lực lượng QLTT tỉnh Lạng Sơn chặn đứng ô tô dùng biển giả để vận chuyển lậu nguyên liệu làm thuốc bắc

Tiến hành kiểm tra, đoàn kiểm tra phát hiện trên xe chứa 14 bao tải dứa màu xanh có chứa mặt hàng làm thuốc bắc là rễ cây cam thảo với tổng trọng lượng lên đến gần 700 kg. Đáng chú ý, một số rễ cây cam thảo trên đã có dấu hiệu mốc xanh.

Tại thời điểm kiểm tra, lái xe kiêm chủ hàng là bà Nông Thị Thiệp (sinh năm 1982) địa chỉ xã Mai Pha, thành phố Lạng Sơn không xuất trình được hóa đơn chứng từ, chứng minh nguồn gốc nhập khẩu hợp pháp của số thuốc bắc trên xe. Bà Thiệp khai nhận thu mua trôi nổi số hàng trên vận chuyển về Bắc Ninh tiêu thụ kiếm lời.

Hiện đội QLTT số 6 đã tiến hành lập biên bản, thu giữ toàn bộ hàng hóa vi phạm để xác minh, làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật.

Nhà máy sản xuất vaccine Covid-19 Johnson & Johnson không đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh(VietQ.vn) - Theo thông tin từ Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), nhà máy sản xuất vaccine Covid-19 Johnson & Johnson ở Baltimore có nhiều sai phạm.

Liên quan tới cam thảo các lương y cho biết, vì có tác dụng giải độc nên rất nhiều người đã sử dụng cam thảo hàng ngày mà không biết rằng, trong cam thảo có chứa 6-14%, cá biệt có loại chứa đến 23% glycyrizin, là chất có vị ngọt gấp 50 lần đường saccaroza, khi qua đường miệng có độc tố yếu.

Các nghiên cứu cho thấy, liều lượng glycyrizin gây chết ở chuột là 5g/kg thể trọng. Cho chuột sử dụng với liều nhỏ hơn 60mg/kg thể trọng/ ngày thì không phát hiện thấy tác hại xấu. Chuột hấp thu nhiều chất này (1g/kg/ngày) có hiện tượng tăng huyết áp, khát, tăng khả năng giữ nước, giữ muối, đôi khi có tổn thương ở thận và hệ tim mạch.

Ở người, uống quá nhiều nước cam thảo đặc (>100g nước chiết) gây tăng huyết áp, giảm kali trong máu. 1-2% người bệnh bị tăng huyết áp động mạch có sử dụng nhiều sản phẩm chứa cam thảo như nước, kẹo. Nếu dùng nhiều hơn 5g glycyrizin một lúc gây chứng rối loạn cơ và rối loạn nhịp tim. Người bị bệnh gan khi sử dụng cam thảo thì các triệu chứng trên rõ nét hơn.

Đặc biệt đối với loại cam thảo không rõ nguồn gốc lại càng nguy hiểm tới sức khỏe. Do đó để đảm bảo tốt nhất người dân không nên tự ý dùng, càng tránh các sản phẩm không rõ nguồn gốc.

An Dương

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang