Gia hạn điều tra chống bán phá giá với đường lỏng chiết xuất từ tinh bột ngô của Trung Quốc, Hàn Quốc

author 13:36 02/07/2021

(VietQ.vn) - Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 1715/QĐ-BCT về việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm đường lỏng chiết xuất từ tinh bột ngô.

Cụ thể, theo thông tin từ Bộ Công Thương, đơn vị này đã ban hành Quyết định số 1715/QĐ-BCT về việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm đường lỏng chiết xuất từ tinh bột ngô (HFCS) có xuất xứ từ Trung Quốc và Hàn Quốc.

 Bộ Công Thương gia hạn thời hạn điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với đường lỏng chiết xuất từ bột ngô. Ảnh minh họa

Theo quy định tại khoản 3 Điều 70 Luật Quản lý ngoại thương, việc điều tra để áp dụng biện pháp chống bán phá giá được kết thúc trong 12 tháng kể từ ngày có quyết định điều tra (tức ngày 29 tháng 6 năm 2021). Tuy nhiên, trong trường hợp đặc biệt, Bộ Công Thương có quyền gia hạn thời hạn điều tra thêm 06 tháng.

Cũng theo Bộ Công Thương, để có thêm thời gian xem xét, làm rõ những vấn đề liên quan đến vụ việc cũng như ý kiến của các bên liên quan, căn cứ theo thực tiễn vụ việc và để đảm bảo việc điều tra được tiến hành một cách toàn diện, khách quan, ngày 29 tháng 6 năm 2021, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 1658/QĐ-BCT gia hạn thời hạn điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm đường lỏng chiết xuất từ tinh bột ngô (HFCS) có xuất xứ từ Trung Quốc và Hàn Quốc thêm 06 tháng, theo đó thời hạn kết thúc điều tra vụ việc là ngày 29 tháng 12 năm 2021.

Nhiều nghiên cứu cảnh báo tác hại nguy hiểm khi ăn bim bim thường xuyên(VietQ.vn) - Bim bim là món khoái khẩu của hầu hết trẻ nhỏ tuy nhiên ít ai ngờ rằng, bim bim lại có những tác hại nghiêm trọng nếu ăn thường xuyên.

Được biết, trước đó Bộ Công Thương đã quyết định điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm đường lỏng chiết xuất từ tinh bột bắp (HFCS) nhập khẩu từ Trung Quốc, Hàn Quốc với cáo buộc "gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước". Đây cũng là mặt hàng thứ 13 của Việt Nam khởi kiện chống bán phá giá với hàng hóa nhập khẩu từ các nước tính từ trước cho đến nay.

Theo quyết định của Bộ Công thương, vụ việc được khởi xướng điều tra dựa trên hồ sơ yêu cầu do đại diện ngành sản xuất đường tinh luyện trong nước nộp vào ngày 21/5/2020. Ngành sản xuất đường tinh luyện trong nước cáo buộc các sản phẩm HFCS có xuất xứ từ Trung Quốc và Hàn Quốc đã và đang bán phá giá vào thị trường Việt Nam, gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất đường tinh luyện của nội địa.

Thời gian xác định thiệt hại được nguyên đơn tính từ 1/4/2017 đến 31/3/2020, trong khi giai đoạn xác định bán phá giá đối với sản phẩm nhập khẩu tính từ 1/4/2019 đến 31/3/2020. Nguyên đơn cũng đề xuất áp thuế chống bán phá giá đối với Trung Quốc ở mức 36,09%, Hàn Quốc 40,02%. Bộ Công thương cũng cho biết trong trường hợp cần thiết, căn cứ vào kết quả điều tra sơ bộ, "Bộ có thể áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời để ngăn chặn hành vi bán phá giá tiếp tục gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước".

An Dương 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang