Giải pháp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam

author 16:10 24/02/2025

(VietQ.vn) - Truy xuất nguồn gốc (TXNG), công nghệ truy xuất là một yêu cầu quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu hóa, giúp nâng cao tính minh bạch của chuỗi cung ứng và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Theo đó, ứng dụng Người tiêu dùng cung cấp 10 nhóm tính năng chính, bao gồm: tư vấn và khiếu nại, khảo sát bình chọn, cảnh báo người tiêu dùng, hàng chính hãng, cẩm nang pháp luật, tra cứu sản phẩm, khuyến mãi, tin tức, phản biện chính sách, hoạt động của Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam.

Bên cạnh đó, ứng dụng còn là cầu nối trong mối quan hệ giữa nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà xuất khẩu để hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ liên quan đến lĩnh vực hoạt động của hội theo quy định của pháp luật. Tại ứng dụng này, người tiêu dùng cũng có thể nhận được các quà tặng, voucher… từ doanh nghiệp.

Trước đó, Anh Thanh Tuấn (ngụ phường Bửu Long, thành phố Biên Hòa) chia sẻ: “Trước đây, tôi từng phản ánh đến Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam về một số vấn đề liên quan đến chính sách khuyến mãi, hàng hóa không đảm bảo như quảng cáo bằng email. Việc phản hồi, xác minh phải tiến hành theo nhiều bước mất khá nhiều thời gian. Với việc ứng dụng mới Người tiêu dùng đi vào hoạt động, tôi tin tưởng ứng dụng này sẽ giúp tăng tính tương tác, rút ngắn thời gian phản hồi những khiếu nại từ người tiêu dùng để góp phần thúc đẩy tiêu dùng bền vững trong bối cảnh công nghệ, mạng xã hội ngày phát triển”.

Để nâng cao hiệu quả TXNG, Việt Nam cần phát triển một hệ thống đồng bộ, tận dụng lợi thế của công nghệ số. Việc áp dụng blockchain trong TXNG có thể giúp tăng tính minh bạch, chống gian lận và tạo niềm tin với thị trường quốc tế. Các giải pháp như Smartcheck và vCheck đang cho thấy tiềm năng trong việc hỗ trợ doanh nghiệp tuân thủ quy định TXNG và nâng cao giá trị thương hiệu.

Các nền kinh tế phát triển như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản đã xây dựng hệ thống TXNG toàn diện trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là thực phẩm, dược phẩm và hàng hóa tiêu dùng. Theo báo cáo của GS1 (2021), hơn 75% doanh nghiệp tại EU sử dụng TXNG để tuân thủ quy định của Liên minh châu Âu về an toàn thực phẩm. Các công nghệ chủ yếu được áp dụng bao gồm blockchain, mã QR và RFID (Kumar & Srivastava, 2022).

Người tiêu dùng tham khảo thông tin nguồn gốc các sản phẩm thực phẩm khô tại một siêu thị ở thành phố Biên Hòa.

Ở Việt Nam, việc triển khai TXNG đã có những bước tiến đáng kể, đặc biệt trong lĩnh vực nông sản và thực phẩm. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2022), có khoảng 30% sản phẩm nông sản xuất khẩu của Việt Nam đã áp dụng TXNG. Tuy nhiên, việc triển khai vẫn còn gặp nhiều thách thức do thiếu cơ sở hạ tầng và chi phí đầu tư cao.

Công nghệ TXNG đã phát triển mạnh mẽ với nhiều giải pháp đa dạng giúp nâng cao tính minh bạch trong chuỗi cung ứng. Mã QR được sử dụng phổ biến nhờ chi phí thấp, dễ tích hợp vào nhãn sản phẩm và cung cấp thông tin nhanh chóng qua điện thoại thông minh. Công nghệ blockchain đảm bảo tính minh bạch cao nhờ vào cơ chế lưu trữ phi tập trung, chống giả mạo dữ liệu và tạo niềm tin lớn hơn cho người tiêu dùng.

Việt Nam đã có một số hệ thống TXNG như Cổng truy xuất nguồn gốc quốc gia của Bộ KH&CN và các giải pháp của doanh nghiệp như Smartcheck, vCheck. Tuy nhiên, việc triển khai còn phân tán và chưa đồng bộ. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp khó khăn trong việc áp dụng do hạn chế về tài chính và năng lực công nghệ.

Tổng giám đốc Công ty TNHH STI Việt Nam (Hà Nội) Lê Anh Hưng - công ty hoạt động lĩnh vực tư vấn chuyên sâu về chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, chia sẻ nhiều địa phương, đơn vị hiện nay đã xây dựng các module (thành phần) về hệ thống truy xuất nguồn gốc điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động truy xuất nguồn gốc. Đặc biệt, trong hệ sinh thái xúc tiến thương mại số có nhiều ứng dụng, module và một trong số đó có trụ cột liên quan đến truy xuất nguồn gốc. Qua đó, góp phần thúc đẩy ứng dụng công nghệ số vào hoạt động truy xuất nguồn gốc cho hàng hóa.

Theo tiến sĩ Trần Quý, Viện trưởng Viện Phát triển kinh tế số Việt Nam (VIDE), trong bối cảnh nền kinh tế số, blockchain đóng vai trò như một cơ sở hạ tầng kỹ thuật số cốt lõi. Công nghệ này có thể được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực. Trong đó, đối với lĩnh vực nông nghiệp, thương mại, với khả năng truy xuất nguồn gốc sản phẩm một cách minh bạch, công nghệ blockchain đã giúp các doanh nghiệp nông nghiệp nâng cao giá trị sản phẩm xuất khẩu và giảm thiểu các rủi ro liên quan đến gian lận thương mại. Theo báo cáo từ Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, việc ứng dụng blockchain góp phần giúp giảm chi phí quản lý chuỗi cung ứng nông sản lên đến 15% và tăng giá trị xuất khẩu thêm 20%.

Thanh Hiền (t/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang