Giải quyết tranh chấp đất đai khi không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

authorLan Ninh 10:00 24/09/2016

(VietQ.vn) - Tôi và nhà hàng xóm đang tranh chấp đất đai, mảnh đất đó hiện cả 2 bên đều không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Sự kiện: Chứng nhận Hợp chuẩn Hợp Quy

Độc giả Hải (Đông Anh, Hà Nội): Tôi và bà H. ở cạnh nhà nhau. Giữa 2 nhà có 1 khu đất rộng 300 m2. Cả nhà tôi và nhà bà H. làm bãi gửi xe ô tô trong nhiều năm trước đây. Từ năm 2015 đến nay, giữa 2 nhà xảy ra tranh chấp về mảnh đất, tuy nhiên cả nhà tôi và nhà bà H. đều không có giấy chứng nhận quyền sử dụng của mảnh đất này. Tôi muốn hỏi về thẩm quyền, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai (đất không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) cụ thể là như thế nào?

Luật sư trả lời:

Trong trường hợp này, tranh chấp đất đai khi hai bên không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên theo Điều 203 Luật đất đai 2013 quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai như sau:

Tranh chấp đất không có giấy chứng nhận quyền sử dụng. Ảnh: Internet

“Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự

Trương Hồ Phương Nga hầu tòa: ‘Hợp đồng tình ái’ có là mại dâm?(VietQ.vn) - Hợp đồng tình ái Trương Hồ Phương Nga và đại gia M. nếu có thật thì số tiền 16,5 tỷ đồng sẽ bị tịch thu sung công quỹ nhà nước.

Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:

Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;...”

Như vậy, trong trường hợp này, do hai bên không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên bên A có thể gửi đơn kiện đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền (Tòa án nơi có bất động sản đó) hoặc nộp đơn yêu cầu đến UBND huyện yêu cầu giải quyết tranh chấp.

Về thời hạn giải quyết tranh chấp đất đai

Thứ nhất, giải quyết tranh chấp đất đai theo trình tự tố tụng (dân sự): việc giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án được thực hiện theo quy định chung tại Bộ luật tố tụng dân sự.

Bên A gửi đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ đến Tòa án có thẩm quyền, thực hiện việc tạm ứng án phí và hoàn chỉnh hồ sơ, đơn khởi kiện theo yêu cầu của Tòa án. Khi Tòa án đã thụ lý giải quyết vụ án, sẽ tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án. Khác với hoạt động hòa giải trước khi khởi kiện, đây là giai đoạn bắt buộc trong quá trình giải quyết vụ án dân sự do chính Tòa án chủ trì và tiến hành. Nếu hòa giải thành thì Tòa án sẽ lập biên bản hòa giải thành, hết 07 ngày mà các bên đương sự không thay đổi ý kiến thì tranh chấp chính thức kết thúc. Nếu hòa giải không thành thì Tòa án quyết định đưa vụ án ra xét xử. Ngay trong quá trình xét xử, các đương sự vẫn có thể thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án. Nếu không đồng ý các bên vẫn có quyền kháng cáo theo trình tự phúc thẩm.

Thứ hai, giải quyết tranh chấp đất đai theo trình tự hành chính: trình tự này sẽ được áp dụng đối với những tranh chấp mà các đương sự không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định và lựa chọn giải quyết tranh chấp tại UBND. Đối với trường hợp này, bên A có thể khiếu nại đến chủ thể có thẩm quyền giải quyết là Chủ tịch UBND cấp huyện.

Về thời hạn giải quyết:

 + Thời hạn kiểm tra hồ sơ: Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian tối đa 3 ngày, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

 + Thời hạn giải quyết: không quá 45 ngày; đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn thì thời gian thực hiện được tăng thêm 15 ngày.

Nếu một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết của Chủ tịch UBND huyện thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh.

Luật sư Phan Thị Lam Hồng

Công ty Luật TNHH Đông Hà Nội

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang