Một số giải pháp nâng cao năng lực cho doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam

author 10:04 21/09/2020

(VietQ.vn) - Ở thế kỷ XXI, nhân loại đứng trước một bối cảnh lịch sử mới và đối mặt với những thách thức chưa từng có. Đó là dịch bệnh, thiên tai, suy giảm về phát triển kinh tế, sự chuyển biến từ thời kỳ công nghiệp sang thời kỳ phát triển của khoa học công nghệ, của nền kinh tế tri thức. xu thế toàn cầu hóa diễn ra sâu rộng đã tác động đến tất cả các lĩnh vực, trong đó có các doanh nghiệp của Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) làm biến đổi nhanh chóng và sâu sắc đời sống vật chất và tinh thần của nhân loại, cách thức sản xuất, tiếp cận khách hàng, dẫn đến sự thay đổi căn bản các đặc tính văn hóa và nhu cầu của người tiêu dùng đã được hình thành qua nhiều thế hệ ở từng quốc gia và trên toàn thế giới.

Trước đây xuất phát từ nhu cầu người tiêu dùng, người sản xuất bán những sản phẩm người tiêu dùng cần chứ không bán những thứ mình có, nhà sản xuất xuất phát từ nhu cầu, định hướng các sản phẩm để phục vụ người tiêu dùng. Trong thời đại ngày nay tư tưởng này cũng chỉ đúng một phần, với một xã hội có nền khoa học phát triển, tính xã hội cao con người không quá tập trung vào sở thích cá nhân làm thế nào để có được các sản phẩm dịch vụ ưng ý mà tập trung vào các yếu tố thỏa mãn các nhu cầu văn hóa, thẩm mỹ, đặc biệt đó là nhu cầu về xã hội như là môi trường, tính nhân văn của sản phẩm, dịch vụ, tính cộng đồng. Điều đó đòi hỏi các nhà sản xuất và cung cấp dịch vụ thậm chí phải đi tiên phong, có những nghiên cứu, định hướng sản phẩm, dịch vụ để dẫn dắt người tiêu dùng.

Vai trò của nhà nước đối với việc dẫn dắt, định hướng phát triển là rất quan trọng, ngoài vấn đề xây dựng thể chế, vai trò nhà nước còn phải huy động các đơn vị, các viện nghiên cứu, các bộ, các ngành, các trường đại học tập trung nghiên cứu, dẫn dắt, thậm chí còn đặt đầu bài cho các đơn vị, các doanh nghiệp trong vấn đề này.

Một số giải pháp nâng cao năng lực cho doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam

 Một số giải pháp nâng cao năng lực cho doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam.

Thời gian vừa qua đã có nhiều chính sách và nội dung hỗ trợ được ban hành kịp thời trong lĩnh vực khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST), Bộ KH&CN chủ rì, phối hợp cùng các Bộ, ngành liên quan tạo thuận lợi phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Hoạt động khởi nghiệp sáng tạo (KNST) ở Việt Nam bắt đầu từ năm 2004-2005, với việc hình thành một số doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo (DNKNST) trong lĩnh vực thương mại điện tử, dạy học trực tuyến. Sau gần 15 năm hình thành và phát triển, đến nay, Hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia ngày càng hoàn thiện, với đầy đủ các thành tố quan trọng như: Các DNKNST, nhà đầu tư thiên thần, quỹ đầu tư mạo hiểm, tổ chức hỗ trợ kinh doanh, vườn ươm, công viên nghiên cứu, mạng lưới các huấn luyện viên/ tư vấn, các cơ sở/đơn vị hỗ trợ nghiên cứu và khởi nghiệp sáng tạo tại các trường đại học, viện nghiên cứu… thuộc cả khối tư nhân và Nhà nước.

Theo thống kê của Tạp chí Echelon (Singapore) Việt Nam hiện có khoảng 3.000 DNKNST, tăng gần gấp đôi so với số liệu ước tính cuối năm 2015 (khoảng 1.800 DN). Khoảng 40 cơ sở ươm tạo khởi nghiệp, tổ chức thúc đẩy kinh doanh đang hoạt động trên cả nước. Về hoạt động tài chính, hiện có khoảng 40 quỹ đầu tư mạo hiểm đang hoạt động tại Việt Nam.

Nghiên cứu của Tập đoàn Amway phối hợp cùng Trường Đại học  (số 9/2020) Tiêu chuẩn đo lường chất lượng 49 Technische Universitat Munchen, Công ty nghiên cứu thị trường Gesellschaft fuer Konsumfors thực hiện trong năm 2017 cũng cho thấy, Việt Nam dẫn đầu thế giới về tinh thần khởi nghiệp, đứng thứ 2 về thái độ tích cực với khởi nghiệp. Cụ thể, 91% người Việt Nam được khảo sát cho biết, họ xem chuyện bắt đầu một công việc kinh doanh mới như một cơ hội nghề nghiệp đáng ao ước, 95% có thái độ tích cực với tinh thần khởi nghiệp, làm chủ. Tỷ lệ người Việt có thái độ tích cực với khởi nghiệp cao hơn mức trung bình thế giới, vốn chỉ dừng lại ở 77%. Bên cạnh đó, 96% người Việt được khảo sát cũng cho rằng, họ hoàn toàn cảm thấy thoải mái với việc tìm kiếm và thu hút khách hàng tiềm năng. 76% người Việt muốn khởi nghiệp “để được độc lập trong kinh doanh và tự chủ trong công việc kinh doanh của mình”… Những con số trên cho thấy, sự phát triển mạnh mẽ của DNKNST trong hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia Việt Nam trong thời gian gần đây.

Nhiều hoạt động đầu tư và hỗ trợ cho khởi nghiệp sáng tạo

Trong đó, tiêu biểu là Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST quốc gia đến năm 2025” (Đề án 844)- ISEV được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định 844/QĐ-TTg ngày 18/5/2016 đánh dấu động thái cụ thể của Chính phủ để phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST. Về cơ chế chính sách, Đề án 844 đã đóng góp tích cực trong việc đề xuất, phối hợp với các cơ quan chức năng hình thành những hành lang pháp lý đặc thù đầu tiên cho hoạt động KNST, hoạt động đầu tư và hỗ trợ cho KNST, ví dụ như Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa (năm 2017), Luật Chuyển giao Công nghệ 2017 và các văn bản hướng dẫn liên quan về việc đăng ký, thành lập, hoạt động, ưu đãi thuế của quỹ đầu tư cho KNST, quy định về các hoạt động hỗ trợ từ phía nhà nước cho DNKNST…

Tuy nhiên cũng phải nói rằng, nhiều DNKNST thành công song không phải doanh nghiệp nào cũng được như vậy vì họ thiếu việc nghiên cứu bài bản, thiếu vốn, sự thu hút vốn của các doanh nghiệp này chủ yếu từ nguồn vốn nước ngoài chiếm 70- 80% sự đầu tư của nhà nước cũng như vốn tự có còn thấp.

Một số giải pháp

Thứ nhất, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý. Quản lý là một khâu cực kỳ quan trọng nếu như không nói là yếu tố then chốt đảm bảo sự thành công cho cả tiến trình đổi mới, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ.

Vì vậy, phải nâng cao chất lượng công tác quản lý một cách toàn diện. Cần đổi mới cơ bản về tư duy và phương thức quản lý theo hướng nâng cao hiệu lực, hiệu quả. Thực hiện cải cách hành chính, thể chế hóa vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm quản lý ở các cấp, các ban ngành. Để có thể quản lý một cách toàn diện nhưng vẫn tránh áp lực quá tải vì ôm đồm những nhiệm vụ quá cụ thể, cần xây dựng một hệ thống kiểm định chất lượng sản phẩm, dịch vụ có hiệu lực, hiệu quả. Quản lý chất lượng tại các cơ sở sản xuất phải do chính các cơ sở này chịu trách nhiệm. Nhà quản lý ở tầm vĩ mô chỉ nên đóng vai trò của một nhạc trưởng, thông qua đó kiểm soát, vận hành và kịp thời khắc phục những tồn tại, bất cập của hệ thống.Thứ hai, đa dạng hóa nguồn lực tài chính. Đa dạng hóa nguồn lực tài chính là một trong những giải pháp cơ bản để đảm bảo nguồn lực vật chất cho việc nâng cao chất lượng SP&DV. Có thể thực hiện đa dạng hóa nguồn lực tài chính thông qua việc xây dựng chính sách thu hút vốn, chính sách hỗ trợ của Nhà nước đặc biệt nhà nước phải đầu tư hơn nữa trong lĩnh vực nghiên cứu, hỗ trợ các doanh nghiệp trong đào tạo, tài chính như hỗ trợ các doanh nghiệp trong vấn đề đổi mới và sáng tạo. Trong những năm qua nhà nước đã có các dự án hỗ trợ doanh nghiệp như đề án 712 ngày 21/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ về (về việc phê duyệt Chương trình quốc gia nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh  nghiệp Việt Nam đến năm 2020.

Thứ ba, từng bước cải thiện chất lượng SP&DV. Nhà nước cần xây dựng các chuẩn mực về sản phẩm, định hướng các vùng sản xuất, các nguồn cung cấp nguyên liệu, đặc biệt trong vấn đề thông tin, hướng dẫn về các chuẩn mực, yêu cầu về chất lượng SP&DV của các thị trường mà doanh nghiệp Việt Nam nhắm tới. Nhà nước cần xây dựng các chiến lược phát triển, hỗ trợ các doanh nghiệp, đặc biệt các DNKNST.

Thứ tư, xây dựng các SP&DV, doanh nghiệp đạt chuẩn. Định hướng từng bước xây dựng một số SP&DV, danh nghiệp đạt chuẩn về SP&DV, đạt chuẩn về quản lý từ đó tuyên truyền, nhân rộng như đề án 712 đã làm. Tuy nhiên đề án 712 việc tuyên truyền, nhân rộng chúng ta làm chưa tốt, hơn nữa trong đề án 712 chúng ta mới chỉ tập trung vào hệ thống quản lý và cũng chưa phải là các doanh nghiệp điển hình cho các lĩnh vực. Để thực hiện thành công, cần có bước đi chắc chắn, lộ trình phù hợp. Trước hết, cần có cơ chế chính sách phù hợp. Tiếp đến, nguồn lực tài chính phải đảm bảo. Đặc biệt, một doanh nghiệp đạt chuẩn khu vực và tiến tới đạt chuẩn quốc tế không thể không đạt chuẩn về chất lượng nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực ở đây không chỉ là đội ngũ cán bộ quản lý mà cả những người trực tiếp làm việc.

Hiện nay, Việt Nam không thiếu các nhà khoa học, cán bộ quản lý, giảng viên có chuyên môn sâu, có kinh nghiệm và tâm huyết nhưng thiếu cơ chế, chính sách phù hợp, tạo điềukiện thuận lợi để họ an tâm cống hiến cho sự nghiệp phát triển KHKT nước nhà. Trước mắt, phải tách mục tiêu hiệu quả kinh tế ra khỏi mục tiêu đảm bảo chất lượng vượt trội thông qua việc tuyển chọn những doanh nghiệp, sản phẩm thực sự ưu tú. Về lâu dài, đây mới là sự đầu tư đúng hướng, bởi việc nghiêm ngặt, chuẩn hóa ngay từ khâu tuyển chọn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cả quá trình phát triển nền công nghiệp nước nhà.

Đặng Kim Lợi – Trung tâm Đào tạo TĐC

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang