Nâng cao năng suất và chất lượng doanh nghiệp thông qua công cụ cải tiến

(VietQ.vn) - Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt, việc áp dụng các công cụ cải tiến năng suất và tiêu chuẩn quốc tế đã trở thành xu hướng tất yếu giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm.
Năng suất lao động - chìa khóa cho sự thịnh vượng quốc gia
Hành trình 'truyền lửa' năng suất
[Longform] Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo đà thúc đẩy năng suất trong kỷ nguyên số
Thị trường lao động dự báo sẽ khởi sắc trong năm 2025 dấu hiệu của năng suất lao động tăng
Hai tiêu chuẩn doanh nghiệp cần quan tâm
Đầu tiên là ISO 9001 - tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý chất lượng, cung cấp khung làm việc giúp doanh nghiệp đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Theo khảo sát của Bộ Công Thương, 91% doanh nghiệp nhận định việc áp dụng ISO 9001 giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Ảnh minh họa
Việc triển khai ISO 9001 thường bao gồm các bước:
1. Thành lập ban ISO: Doanh nghiệp cần thành lập một nhóm chuyên trách để triển khai và giám sát việc áp dụng tiêu chuẩn.
2. Thiết lập kế hoạch ISO 9001: Xác định mục tiêu, phạm vi và lộ trình thực hiện.
3. Đào tạo nội bộ: Tổ chức các khóa đào tạo cho nhân viên về nhận thức và yêu cầu của ISO 9001.
4. Thiết lập hệ thống tài liệu: Xây dựng các quy trình, hướng dẫn và biểu mẫu theo yêu cầu của tiêu chuẩn.
5. Áp dụng và đánh giá: Triển khai các quy trình đã thiết lập và thực hiện đánh giá nội bộ để xác định các điểm cần cải tiến.
6. Chứng nhận: Liên hệ với tổ chức chứng nhận để đánh giá và cấp chứng chỉ ISO 9001.
Việc áp dụng ISO 9001 không chỉ giúp doanh nghiệp cải thiện chất lượng sản phẩm mà còn tăng cường uy tín và đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
Thứ hai là ISO 14001 - tiêu chuẩn quốc tế về quản lý môi trường, giúp doanh nghiệp kiểm soát và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. Theo các chuyên gian, việc áp dụng ISO 14001 giúp doanh nghiệp tuân thủ các yêu cầu pháp lý về môi trường, tiết kiệm chi phí và nâng cao uy tín thương hiệu.
Việc triển khai ISO 14001 bao gồm:
Đánh giá tác động môi trường: Xác định các khía cạnh môi trường liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp.
Thiết lập chính sách môi trường: Cam kết của lãnh đạo về bảo vệ môi trường và tuân thủ các quy định pháp luật.
Lập kế hoạch quản lý môi trường: Đặt ra mục tiêu và chương trình hành động cụ thể.
Thực hiện và vận hành: Triển khai các biện pháp kiểm soát và đào tạo nhân viên.
Kiểm tra và hành động khắc phục: Giám sát, đo lường và cải tiến liên tục hệ thống quản lý môi trường.
Áp dụng ISO 14001 giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro môi trường, tiết kiệm chi phí và cải thiện hình ảnh trong mắt công chúng.
Các ông cụ cải tiến 5S, Kaizen, TPM
Ngoài các tiêu chuẩn quốc tế, các công cụ cải tiến như 5S, Kaizen, TPM cũng được nhiều doanh nghiệp áp dụng để tối ưu hóa quy trình sản xuất. Cụ thể:
5S: Là phương pháp quản lý nhằm tạo ra môi trường làm việc sạch sẽ, ngăn nắp và hiệu quả thông qua năm bước: Sàng lọc (Seiri), Sắp xếp (Seiton), Sạch sẽ (Seiso), Săn sóc (Seiketsu) và Sẵn sàng (Shitsuke).
Ví dụ, Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong (NTP) đã triển khai 5S từ năm 2013, bắt đầu từ một nhà máy. Sau khi thấy hiệu quả, NTP đã mở rộng ra tất cả các nhà máy, văn phòng của công ty trên toàn quốc.
Kaizen: Là triết lý cải tiến liên tục, tập trung vào việc thực hiện những thay đổi nhỏ nhưng thường xuyên để nâng cao hiệu quả công việc.
Theo đó, Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời - Chi nhánh Nhà máy Thuốc Bảo vệ Thực Vật Châu Thành đã áp dụng Kaizen và 5S, giúp tiết kiệm thời gian thay đổi mã hàng và thời gian di chuyển của công nhân tới 30 phút, tạo môi trường làm việc an toàn, ngăn nắp.
TPM (Total Productive Maintenance): Là phương pháp quản lý nhằm tối ưu hóa hiệu suất thiết bị bằng cách tham gia của tất cả nhân viên vào hoạt động bảo trì.
Đơn cử, Công ty THACO Interior đã áp dụng TPM cùng với duy trì ISO 9001, góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực của các hệ thống quản lý hiện có. Cụ thể, chỉ số OEE (hiệu suất thiết bị tổng thể) của máy làm thí điểm đã tăng từ mức 43% lên 75%.
Việc áp dụng các tiêu chuẩn và công cụ cải tiến không chỉ giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất mà còn tăng cường uy tín, đáp ứng yêu cầu của khách hàng và thị trường quốc tế. Đây là nền tảng quan trọng để doanh nghiệp phát triển bền vững trong môi trường kinh doanh.
Duy Trinh - Thành Long