Người tiêu dùng cần cảnh giác trước làn sóng đồ giả mang thương hiệu Nhật
Hà Nội: Phát hiện 14 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ
Xu hướng Bespoke trong kiến trúc hiện đại hút giới thượng lưu về Vinhomes Royal Island
Vaccine Pfizer của Mỹ có chứa hàm lượng DNA dư vượt quá giới hạn an toàn
Hàng giả thường có mức giá rẻ bất ngờ hoặc kèm theo chương trình khuyến mại có thời hạn trên trang web giả mạo. Người tiêu dùng khi mua và sử dụng hàng giả có thể đối mặt với nhiều rủi ro sức khỏe. Mặc dù hàng giả là vấn nạn nhức nhối trong thời gian dài nhưng gần đây chúng được sản xuất càng tinh vi hơn.
Trước đây, hàng giả chỉ nằm trong phạm vi thời trang, nhưng nay còn len lỏi vào nhiều lĩnh vực khác, từ sôcôla đến các thiết bị y tế và máy lọc nước. Mặc dù nguồn gốc của hàng giả rất khó truy tìm, nhưng các nhà chức trách Nhật Bản lưu ý rằng hàng giả chủ yếu được sản xuất và bán bởi các cơ sở ở Trung Quốc hoặc Đông Nam Á.
Hàng giả thường có mức giá rẻ bất ngờ hoặc kèm theo chương trình khuyến mại có thời hạn trên trang web giả mạo. Người tiêu dùng khi mua và sử dụng hàng giả có thể đối mặt với nhiều rủi ro sức khỏe. Mặc dù hàng giả là vấn nạn nhức nhối trong thời gian dài nhưng gần đây chúng được sản xuất càng tinh vi hơn nên thu hút được lượng lớn khách hàng chỉ quan tâm đến giá cả mà không chú ý đến chất lượng.
Một trong những thương hiệu Nhật Bản bị đạo nhái nhiều nhất trên các trang thương mại điện tử
Một trong những thương hiệu lớn tại Nhật Bản là Omron đã chịu thiệt hại nặng nề từ hàng giả, hàng nhái được bày bán tràn lan trên mạng. Thậm chí, số lượng máy giả bán ra có doanh thu còn nhiều hơn so với những sản phẩm chính hãng. Theo một đại diện của công ty này cho biết: “Cứ mỗi máy đo huyết áp Omron chính hãng được bán trên các nền tảng thương mại điện tử tại Philippines thì cũng có khoảng 1,23 máy giả được bán ra. Điều này đồng nghĩa với việc có nhiều sản phẩm giả được bán hơn là sản phẩm chính hãng”.
Tuy Omron liên tục báo cáo về quảng cáo giả mạo trên mạng xã hội nhưng vì chưa có chế tài xử phạt và quản lý chặt chẽ từ các nhà chức trách nên vẫn tiếp diễn tình trạng mua bán sản phẩm giả mạo.
Hay như Goldwin, một nhà sản xuất thiết bị dã ngoại và phân phối sản phẩm The North Face tại Nhật Bản, cũng gặp phải tình trạng tương tự. Mặc dù hãng đã nhiều lần lên tiếng cảnh báo về những sản phẩm giả mạo kém chất lượng có thể đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của người dùng nếu xảy ra sự cố nhưng dường như đó chỉ là những lời cảnh báo do nhà sản xuất đưa ra không có sức ảnh hưởng đến người dùng.
Ngay cả hãng Meji, công ty cung cấp nhiều loại sản phẩm từ sữa, bánh kẹo và các sản phẩm khác cho trẻ em nổi tiếng tại Nhật Bản cũng chịu không ít ảnh hưởng từ thương hiện đến doanh số sản phẩm bán ra vì tình trạng hàng giả, hàng nhái ngang nhiên bán trên các trang thương mại điện tử.
Chính phủ Nhật Bản vẫn đang tìm mọi cách và thúc đẩy sự quản lý chặt chẽ đối với tình trạng này. Chính vì vậy, vào cuối tháng 12 năm ngoái, tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) đã ký một thỏa thuận với các cơ quan thực thi pháp luật của Việt Nam để xác định và truy quét hàng giả Nhật Bản.
Văn phòng Sáng chế Nhật Bản phát động chiến dịch vào năm 2024 để cảnh báo về hàng giả, trong đó người mua cũng có thể phải chịu trách nhiệm. Trong chiến dịch của mình, Văn phòng Sáng chế Nhật Bản cho biết một chiến thuật phổ biến của đối tượng buôn bán hàng giả là thu hút người tiêu dùng thông qua các khoản chiết khấu lớn khi mua sỉ hoặc giảm giá trong thời gian có hạn.
Điều này sẽ khiến họ truy cập vào trang web giả mạo. Trang web giả thường có tên miền không liên quan đến trang web chính thức và có URL không bắt đầu bằng https://. Trên các nền tảng thương mại điện tử lớn, dấu hiệu nhận biết đơn vị kinh doanh hàng giả là họ thường áp dụng giảm giá sâu đến mức khó tin và cũng không có thông tin liên hệ rõ ràng.
Bảo Linh