Những cách chăm sóc da bị cháy nắng hiệu quả
9 loại nước uống thanh nhiệt, tốt cho sức khỏe trong mùa hè nắng nóng
G7 kêu gọi áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế đối với trí tuệ nhân tạo
Tiêu chuẩn hóa giúp doanh nghiệp xác định chất lượng sản phẩm thông qua từng tiêu chuẩn cụ thể
Tìm hiểu về da bị cháy nắng
Cháy nắng có bản chất là phản ứng viêm của làn da trước yếu tố tiếp xúc là bức xạ tia cực tím (UV) đối với các lớp tế bào ngoài cùng của da. Trung tâm của tất cả các tế bào là melanin, một loại tế bào sắc tố mang lại màu sắc cho làn da và bảo vệ chống lại tia nắng mặt trời. Lượng melanin sản xuất ra được xác định bởi yếu tố di truyền, đó là lý do tại sao một số người bị cháy nắng trong khi những người khác chỉ bị rám nắng khi ra ngoài trời. Đây đều là các dấu hiệu của tổn thương tế bào trên da, da trở nên đỏ, sưng và đau. Bỏng nắng là tình trạng nặng hơn của cháy nắng, với biểu hiện từ bỏng nhẹ đến phồng rộp.
Sau khi bị cháy nắng, da có thể bắt đầu bong tróc. Đây là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang cố gắng loại bỏ các tế bào bị tổn thương. Tuy nhiên, đừng bao giờ cố gắng tự lột da mà hãy để lớp tế bào này bong ra một cách tự nhiên. Ngoài ra, ngay cả khi không bị bỏng, việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời cũng làm tăng nguy cơ ung thư da. Theo đó, cả người da rám nắng hoặc ngăm đen, ánh nắng mặt trời vẫn có thể gây tổn thương tế bào dẫn đến ung thư.
Nguy cơ của da bị cháy nắng
Tình trạng da bị cháy nắng lặp đi lặp lại làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Đối với những người da trắng, đặc biệt là những người có ít melanin khuynh hướng di truyền, cháy nắng đóng một vai trò rõ ràng trong việc phát triển khối u ác tính. Nghiên cứu cho thấy tia UV gây hại cho da cũng có thể làm thay đổi gen ức chế khối u, khiến các tế bào bị thương ít có cơ hội sửa chữa hơn trước khi tiến triển thành ung thư. Vì vậy, những người làm việc hoặc chơi thể thao ngoài trời có nguy cơ bị cháy nắng thường xuyên, dẫn đến ung thư da. Hơn nữa, da bị cháy nắng đã rất lâu từ trong quá khứ cũng làm tăng gấp đôi nguy cơ phát triển khối u ác tính trong tương lai. Da bị tổn thương theo thời gian bắt đầu từ vết cháy nắng đầu tiên và da bị cháy nắng càng nhiều thì nguy cơ ung thư da càng cao. Các tổn thương do tia UV tiếp theo vẫn có thể xảy ra ngay cả khi không có vết bỏng rõ ràng.
Những người làm việc hoặc chơi thể thao ngoài trời có nguy cơ bị cháy nắng thường xuyên, dẫn đến ung thư da. Ảnh minh họa
Những cách chăm sóc da bị cháy nắng thuận thiện tại nhà
Đối với người lớn
Làm mát vết bỏng, hạ nhiệt cơ thể
Nếu đang ở gần một hồ bơi nước lạnh hoặc bãi biển, hãy ngâm mình xuống nước nhanh chóng để làm mát da. Sau đó tiếp tục làm mát vết bỏng da bằng gạc lạnh, có thể dùng nước đá để chườm lạnh nhưng không đặt viên đá trực tiếp lên vết cháy nắng. Nếu không có dụng cụ chườm lại, tắm nước mát cũng có thể duy trì nhưng không quá lâu vì có thể làm khô da; đồng thời cũng cần tránh xà phòng có hoạt tính mạnh vì có thể gây kích ứng da nhiều hơn.
Dưỡng ẩm cho da
Khi da vẫn còn ẩm, hãy sử dụng kem dưỡng ẩm nhẹ nhàng (nhưng không dùng thuốc mỡ vì có thể gây giữ nhiệt và làm cho vết bỏng nặng hơn). Bôi lặp lại để giữ ẩm cho vùng da bị bỏng hoặc sẽ diễn tiến đến bong tróc trong vài ngày tới.
Giảm viêm bằng thuốc
Nếu cơ địa cho phép, người gặp phải tình trạng da bị cháy nắng sạm đen có thể dùng thêm thuốc chống viêm không steroid (NSAID), chẳng hạn như ibuprofen, naproxen hoặc aspirin, khi có dấu hiệu cháy nắng đầu tiên để giảm bớt sự khó chịu và viêm nhiễm cho đến khi vết bỏng đỡ hơn. Bên cạnh đó, kem bôi da có thành phần cortisone 1% không kê đơn cũng có thể dùng theo chỉ dẫn trong vài ngày để giúp làm dịu vết mẩn đỏ và sưng tấy. Ngoài ra, dùng nha đam khi da cháy nắng cũng có thể làm dịu vết bỏng nhẹ và thường được coi là an toàn, sẵn có tại nhà. Đồng thời, cần tiếp tục chườm mát để giảm bớt cảm giác khó chịu, mặc quần áo rộng rãi, mềm mại, thoáng khí để tránh kích ứng da thêm và tránh nắng hoàn toàn cho đến khi vùng da bị vết cháy nắng lành lại.
Bổ sung nước
Do da bị cháy nắng có khuynh hướng hút chất lỏng trong cơ thể lên bề mặt da để tăng tỏa nhiệt, các phần còn lại của cơ thể sẽ dễ bị mất nước. Điều quan trọng là phải bù nước bằng cách uống thêm chất lỏng, bao gồm nước lọc, nước trái cây, nước thanh nhiệt hay các loại đồ uống thể thao giúp bổ sung chất điện giải ngay lập tức và trong khi da đang dần lành lại.
Sử dụng dầu dừa để chăm sóc da cháy nắng
Một trong những cách chăm sóc da cháy nắng hiệu quả đó là sử dụng dừa dầu - một sản phẩm từ thiên nhiên. Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng trong dừa có axit lauric giúp quá trình phục hồi da cháy nắng diễn ra nhanh chóng hơn. Cách thực hiện rất đơn giản, bạn có thể bôi dầu dừa vào vùng da tổn thương sau khi tắm tráng bằng nước mát. Nhờ vậy, làn da của bạn sẽ được cấp ẩm và phục hồi nhanh.
Đối với trẻ em
Da của trẻ nhỏ có khả năng lành nhanh hơn da của người lớn. Tuy nhiên, da của trẻ nhỏ cũng kém khả năng tự bảo vệ khỏi tổn thương, bao gồm cả tổn thương do ánh nắng mặt trời. Vì vậy, khi da trẻ nhỏ bị cháy nắng, cha mẹ hay người chăm sóc cần nhanh chóng làm theo các hướng dẫn sau:
- Tắm cả người trẻ trong làn nước mát để giảm nhiệt độ cho da. Không thoa rượu, cồn lên da trẻ vì có thể làm lạnh da quá mức.
- Đối với một em bé dưới 1 tuổi, cháy nắng nên được xử lý như một trường hợp khẩn cấp. Gọi cho bác sĩ ngay lập tức.
- Đối với trẻ từ 1 tuổi trở lên, hãy gọi cho bác sĩ nếu có biểu hiện đau dữ dội, phồng rộp, trẻ li bì, hôn mê hoặc sốt trên 38,3 ○ C.
- Cháy nắng có thể khiến da bị mất nước. Cần cho trẻ uống thêm sữa đối với trẻ còn bú sữa hoàn toàn, nước lọc hoặc nước trái cây, ăn thức ăn dạng lỏng để thay thế chất lỏng trong cơ thể. Liên hệ với bác sĩ ngay nếu trẻ không đi tiểu thường xuyên vì đây là một trường hợp khẩn cấp.
- Thoa kem dưỡng ẩm nhẹ nhàng để làm dịu da.
- Không sử dụng bất kỳ loại kem y tế nào như hydrocortisone hoặc benzocain lên da trẻ trừ khi được bác sĩ nhi khoa hướng dẫn.
Những cách phòng ngừa da bị cháy nắng
Để phòng ngừa cháy nắng, bác sĩ khuyến cáo người dân nên tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời từ 10 giờ sáng đến 16 giờ chiều. Các tia UV mạnh nhất trong những giờ này, vì vậy hãy cố gắng sắp xếp các hoạt động ngoài trời vào những thời điểm khác. Nếu không thể, hãy hạn chế thời gian ở ngoài nắng, tìm kiếm bóng râm khi có thể. Ngoài ra, nên sử dụng kem chống nắng, son dưỡng môi chống nước có chỉ số SPF ít nhất là 30, phổ rộng, ngay cả trong những ngày nhiều mây. Các sản phẩm phổ rộng giúp bảo vệ chống lại tia cực tím A (UVA) và tia cực tím B (UVB).
Khoảng 30 phút trước khi ra ngoài, hãy thoa đều kem chống nắng lên vùng da sạch và khô. Sử dụng kem chống nắng để che phủ tất cả các bề mặt của vùng da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, ngoại trừ mí mắt. Nếu bạn đang sử dụng kem chống nắng dạng xịt, hãy xịt vào tay rồi xoa lên da. Điều này giúp tránh hít phải sản phẩm.
Khi ra ngoài, các vật dụng khác như ô hoặc mũ rộng vành có thể bảo vệ bạn ngoài kem chống nắng. Quần áo sẫm màu giúp bảo vệ tốt hơn. Đeo kính râm khi ở ngoài trời, nên đeo loại ôm sát khuôn mặt.
Khánh Mai (t/h)