Phát triển bền vững tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

author 10:47 14/07/2021

(VietQ.vn) - Sau hơn 30 năm đổi mới và thực hành phát triển bền vững, Việt Nam được đánh giá là đã đạt được những thành tựu quan trọng, thay đổi diện mạo đất nước, tiềm lực và quy mô nền kinh tế tăng lên, tạo ra nhu cầu và động lực phát triển cho tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Thực tế cho thấy, khi các yếu tố về môi trường, phát triển bền vững được chú trọng và đặt đúng vị trí, tầm mức sẽ tạo động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển, trong cả lĩnh vực kinh tế, cũng như đời sống xã hội. Với thách thức chưa có tiền lệ như đại dịch Covid-19, sự vững vàng của các doanh nghiệp chú trọng mục tiêu phát triển bền vững trong “phép thử” nghiệt ngã này đã cho thấy xu hướng phát triển tất yếu mà các doanh nghiệp và cả các lĩnh vực khác cần tìm hiểu, nếu muốn tồn tại và vượt lên.

Phát triển bền vững tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ảnh minh họa. 

Nhìn một cách tổng quan, sau hơn 30 năm đổi mới và thực hành phát triển bền vững, Việt Nam được đánh giá đã đạt được những thành tựu quan trọng, thay đổi diện mạo đất nước, tiềm lực và quy mô nền kinh tế tăng lên, tạo ra nhu cầu và động lực phát triển cho tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Mặc dù vậy, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, những thành tựu phát triển đó chủ yếu được ghi nhận theo chiều rộng, mô hình tăng trưởng kinh tế dựa vào lợi thế của các nguồn tài nguyên thiên nhiên, lao động giá rẻ như hiện nay đang chạm mức giới hạn. Hệ lụy là càng phát triển, càng làm suy giảm, cạn kiệt các nguồn tài nguyên, môi trường.

Tính đến nay, Việt Nam có khoảng 700.000 doanh nghiệp, nhưng hiện chỉ có 2.000 doanh nghiệp (2%) là thành viên của cộng đồng doanh nghiệp phát triển bền vững ở Việt Nam và khoảng 100.000 doanh nghiệp (15%) tiếp cận được các thông tin về phát triển bền vững. Điều đó cho thấy, phát triển bền vững tại Việt Nam trong những năm qua tuy đã có bước tiến mới nhưng sức lan tỏa chưa cao.

Các chuyên gia cho rằng, trong bối cảnh Covid-19, phát triển bền vững sẽ là “vaccine” cho doanh nghiệp để bảo vệ chính mình. Các doanh nghiệp theo đuổi định hướng này thường trụ vững tốt hơn, tìm ra cơ hội để tháo gỡ khó khăn, bảo đảm sự ổn định về hoạt động, thậm chí vẫn duy trì được các giá trị mang đến cho xã hội và đóng góp vào nền kinh tế.

“Thực tiễn hoạt động trong bối cảnh Covid-19 cho thấy doanh nghiệp xây dựng được mô hình quản trị theo hướng phát triển bền vững đã chứng tỏ khả năng chống chịu cao hơn so với các doanh nghiệp khác”, ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nêu quan điểm.

Phát triển bền vững vừa là nhu cầu cấp bách, vừa là xu thế tất yếu của tiến trình phát triển xã hội. Bởi vậy, để phát triển bền vững, Việt Nam cần tiếp tục đầu tư mạnh vào cải thiện chất lượng nguồn nhân lực; đầu tư cho phát triển khoa học - công nghệ trong nghiên cứu, hợp tác nghiên cứu các lĩnh vực ngành nghề trong nội hàm của “nền kinh tế xanh”, như: sử dụng năng lượng tái tạo, công nghệ sản xuất tiết kiệm tài nguyên, tiêu hao ít năng lượng; định hướng lại đầu tư, hướng tới mức đầu tư khoảng 2% tổng chi ngân sách hằng năm cho khôi phục hệ sinh thái và bảo vệ môi trường. Dành nguồn lực để đầu tư phát triển mạnh doanh nghiệp khoa học - công nghệ, đổi mới cơ chế quản lý khoa học và tranh thủ khai thác, ứng dụng công nghệ từ các quốc gia phát triển…

Phát triển thị trường KHCN quốc gia, nâng cao năng lực hấp thụ, đổi mới của doanh nghiệp(VietQ.vn) - Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa ký Quyết định số 1158/QĐ-TTg ban hành Chương trình phát triển thị trường khoa học và công nghệ quốc gia đến năm 2030.

Mai Phương

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang