Công nghệ

Ứng dụng

Giải mã sinh vật 'dễ thương' tự ăn thịt bản thân

author 19:48 08/05/2015

(VietQ.vn) - Xuất hiện khắp các đại dương và thường sống bám vào thân tàu hoặc các các vật thể khác như đá hoặc san hô, một sinh vật lạ có tên hải tiêu với hình dạng bề ngoài cực "dễ thương" lại là động vật tự ăn bản thân.

Xuất hiện khắp các đại dương và thường sống bám vào thân tàu hoặc các các vật thể khác như đá hoặc san hô, hải tiêu dễ làm chúng ta lầm tưởng đó là một loài thực vật với màu sắc hết sức đa dạng, phong phú.

Hình dáng nhỏ bé ấy trông rất giống một khuôn mặt đang cười với chiếc miệng lớn và đôi mắt chấm bi đáng yêu

Biến thái từ nhỏ đến lớn của hải tiêu ngược hẳn với chiều tiến hóa nên động vật học gọi là hiện tượng biến thái ngược

Hải tiêu non rất giống con nòng nọc, mắt, não và đuôi rất phát triển, ở giữa có một sợi xương sống. Mặt lưng của sợi xương sống có một ống thần kinh đi thẳng đến tận đầu mút của thân, họng có mang và hải tiêu non có thể tự do bơi lội

Tuy là động vật nhưng trông khá giống thực vật với thân mình không có hình dáng rõ rệt, thường thì chúng có hình cầu hoặc hình trụ với nhiều màu sắc sặc sỡ

Hải tiêu là loài động vật sống tại chỗ, bên ngoài bọc một lớp vỏ Cellulose bảo vệ và làm khuôn hình dạng. Đây là hiện tượng duy nhất của giới động vật

Nhờ ống dẫn nước vào ra qua mang để hấp thụ ôxy, qua đường ruột để hấp thụ dinh dưỡng và những sinh vật nhỏ trong nướ

Mặc dù không có não, chúng có khả năng tự hàn kín các vết thương bằng cách tái tạo tế bào mới

Tuy nhiên, Hải tiêu được coi là loài động vật khá rùng rợn bởi chúng tự ăn não của mình trong quá trình phát triển

Thực chất đó là quá trình sinh trưởng từ hải tiêu non với hình hài khá giống với nòng nọc (có đầy đủ mắt, não và đuôi) đến khi gắn cơ thể cố định vào một mặt bám và tiêu biến tất cả các bộ phận, chỉ còn lại một đốt thần kinh

Có hải tiêu khi sinh sản từ thân mọc ra một mầm non, mầm này lớn dần lên rồi rời khỏi thân mẹ phát triển thành một cơ thể mới. Đó là mầm sinh thực của hải tiêu. Có hải tiêu lại sinh sản hữu tính, khi đó, hải tiêu lưỡng tính, trứng và tinh trùng không chín đồng thời nên không thể tự thụ, đành phải 'đi lại' với con hải tiêu khác

Thích và chia sẻ bài viết:

bình luận ()

Bình luận

tin liên quan

video hot

Về đầu trang