Choáng váng với thiên hà có tốc độ gió 'khủng chưa từng thấy'

author 19:26 18/01/2016

(VietQ.vn) - Một thiên hà xoắn ốc có những cơn gió xung quanh lỗ đen di chuyển với tốc độ 23.000 - 33.000 km/s tương đương khoảng 10% tốc độ ánh sáng.

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Đây có thể là những cơn gió mạnh nhất từng thấy. Các nhà thiên văn học đã tìm thấy một luồng gió tốc độ cao thổi từ trung tâm của một thiên hà xoắn ốc sáng như thiên hà của chúng ta có thể làm suy giảm khả năng sản xuất những ngôi sao mới.

Việc phát hiện ra những cơn gió nóng thổi ra từ xoáy tâm của vật chất xung quanh một lỗ đen siêu lớn ở trung tâm của một thiên hà không phải là hiếm. Nhưng với cơn gió có tốc độ "khủng" như thế này thì đây là lần đầu tiên. Nếu lực đủ mạnh, những cơn gió có thể ảnh hưởng đến môi trường xung quanh theo những cách khác nhau. Tác động chính của chúng là để quét sạch các hồ chứa khí mà có thể hình thành sao, nhưng nó cũng có thể kích hoạt sự sụp đổ các đám mây hình thành sao.

Quá trình này có vai trò cơ bản đối với các thiên hà và các hố đen trong suốt 13,8 tỷ năm qua. Tuy nhiên, các chuyên gia nghĩ rằng chúng chỉ ảnh hưởng đến các đối tượng lớn chẳng hạn như các thiên hà hình elip khổng lồ được hình thành qua những va chạm mạnh hoặc kết hợp của hai hoặc nhiều các thiên hà mà đôi khi có thể gây ra những cơn gió đủ mạnh ảnh hưởng đến sự hình thành sao.

Thiên hà có tốc độ gió bằng 1/10 tốc độ ánh sáng

Thiên hà có tốc độ gió bằng 1/10 tốc độ ánh sáng

Bây giờ, lần đầu tiên những cơn gió này được nhìn thấy trong một loạt các thiên hà hoạt động như Seyfert, thiên hà hình thành mà không trải qua bất kỳ sự sát nhập nào. Khi quan sát, hầu hết các thiên hà Seyfert đều có hình dạng xoắn ốc giống như thiên hà Miky Way của chúng ta. Tuy nhiên, không giống như Milky Way, Seyfert có lõi phát sáng trên toàn bộ quang phổ điện từ, dấu hiệu cho thấy các lỗ đen siêu lớn ở trung tâm của chúng không hề "nhàn rỗi" mà chúng "ăn" hết môi trường xung quanh. Lỗ đen ở thiên hà Seyfert có tên IRAS17020+4544, cách Trái Đất 800 triệu năm ánh sáng và có khối lượng bằng 6 triệu lần Mặt Trời, tạo ra khối khí gần đó và làm cho nó tỏa sáng vừa phải.

Đài quan sát XMM - Newton đã phát hiện ra rằng những cơn gió xung quanh lỗ đen di chuyển với tốc độ 23.000 - 33.000 km/s tương đương khoảng 10% tốc độ ánh sáng. Phát hiện quan trọng ở đây là gió từ trung tâm đủ năng lượng để làm nóng khí trong thiên hà và ngăn chặn sự hình thành sao, cơn gió lần đầu tiên nhìn thấy trong một thiên hà xoắn ốc bình thường.

Các nhà thiên văn còn phát hiện ra một bất ngờ khác từ thiên hà này đó là sự phát xạ tia X từ những cơn gió của lõi của thiên hà thường bị chi phối bởi các nguyên tử sắt có nhiều electron đã bị loại bỏ, nhưng cơn gió của thiên hà này lại khá bất thường, có nhiều yếu tố nhẹ hơn như oxy và không có sắt. 

Nguyễn Thùy

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang