Đọc báo hôm nay: Những tin tức mới cập nhật 24h ngày 6/6/2015

author 17:08 06/06/2015

(VietQ.vn) - Tin tức mới cập nhật 24h ngày 6/6/2015 đưa tin "Trung Quốc dọa bắn máy bay Australia"; "Đường sắt Cát Linh - Hà Đông mua 13 đoàn tàu Trung Quốc"; "Tàu Trung Quốc bị tố xâm phạm lãnh hải Malaysia";...

Sự kiện: Đọc báo mới nhất hôm nay

Tin tức mới cập nhật 24h hôm nay ngày 6/6 trong nước

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông mua 13 đoàn tàu Trung Quốc

Tin tức mới cập nhật từ báo Tuổi Trẻ cho biết, Ban quản lý dự án (PMU) đường sắt (Bộ GTVT) vừa có tờ trình việc lựa chọn phương án thiết kế ngoại thất, nội thất của 13 đoàn tàu thuộc dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh - Hà Đông với nội dung trên. 

Theo PMU đường sắt, phía tổng thầu Trung Quốc đã trình sáu phương án thiết kế ngoại thất. Trong đó phương án 1, 2 và 3 đều có hình dáng đầu tàu hình tròn tù, gần với hình dạng đầu tàu cổ điển..., chỉ khác nhau ở phần trang trí đường nét màu sắc bên ngoài đoàn tàu.

Dự án đường sắt đô thị Hà Nội sẽ mua 13 đoàn tàu Trung Quốc, theo tin tức mới cập nhật

Dự án đường sắt đô thị Hà Nội sẽ mua 13 đoàn tàu Trung Quốc, theo tin tức mới cập nhật 

Dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh - Hà Đông được khởi công vào tháng 10-2011, có tổng mức đầu tư hơn 552 triệu USD, trong đó vay vốn ODA Trung Quốc 419 triệu USD. Dự án do Cục Đường sắt (Bộ GTVT) làm chủ đầu tư.

Hiện dự án đang được xem xét tăng tổng mức đầu tư từ 552 triệu USD lên khoảng 868,04 triệu USD do chi phí phát sinh trong quá trình xây dựng. Theo điều kiện của hiệp định vay vốn, gói thầu chính của dự án (thiết kế, cung cấp thiết bị, vật tư và xây lắp) do Công ty hữu hạn Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc thực hiện theo hình thức tổng thầu EPC. Tư vấn giám sát là Công ty TNHH Giám sát xây dựng - Viện Nghiên cứu thiết kế công trình đường sắt Bắc Kinh. 

Lập 4 đội phản ứng nhanh phòng chống MERS-CoV

Trước nguy cơ MERS-CoV có thể xâm nhập vào Việt Nam, Bộ Y tế vừa quyết định thành lập 4 đội phản ứng nhanh để giám sát, tổ chức nhanh các hoạt động cách ly, điều trị khi có dịch.Theo đó mỗi khu vực Bắc, Trung, Nam, Tây Nguyên sẽ tương ứng với một đội phản ứng nhanh. Mỗi đội gồm 8-14 chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực như dự phòng, dịch tễ, điều trị, kiểm soát nhiễm khuẩn...

Đội phản ứng nhanh có nhiệm vụ thường trực công tác phòng chống dịch hô hấp cấp MERS-CoV trên địa bàn phụ trách. Sẵn sàng lên đường làm nhiệm vụ chỉ đạo điều tra, giám sát, xác minh, tổ chức các hoạt động cách ly, điều trị bệnh nhân và triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh khi có trường hợp nghi ngờ hoặc mắc bệnh xảy ra trên địa bàn.Riêng đội ở khu vực miền Bắc, ngoài phụ trách địa bàn khu vực còn có trách nhiệm đáp ứng, hỗ trợ các khu vực khác trên phạm vi toàn quốc khi có yêu cầu hoặc tình hình dịch bệnh MERS diễn biến phức tạp.

Bộ Y tế vừa quyết định thành lập 4 đội phản ứng nhanh để giám sát, tổ chức nhanh các hoạt động cách ly, điều trị khi có dịch

Bộ Y tế vừa quyết định thành lập 4 đội phản ứng nhanh để giám sát, tổ chức nhanh các hoạt động cách ly, điều trị khi có dịch

Đội trưởng các đội phối hợp chặt chẽ với Trưởng ban chỉ đạo Phòng chống dịch bệnh tại địa phương - nơi có ca bệnh MERS để chỉ đạo, điều phối các hoạt động phòng chống dịch trên địa bàn một cách hiệu quả. Đội sẽ tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

Theo đánh giá của lãnh đạo Bộ Y tế, MERS-CoV hoàn toàn có khả năng xâm nhập vào Việt Nam nhất là khi giao lưu đi lại giữa 2 nước Việt Nam - Hàn Quốc rất lớn. Tại Hàn Quốc, số lượng các ca mắc MERS không ngừng tăng lên hàng ngày. Đến ngày 5/6, tại quốc gia này đã có 41 ca mắc, trong đó có 4 trường hợp tử vong, trở thành nước có dịch lớn nhất ngoài Ả rập Xê út, Vietnamnet đưa tin. 

Tin tức mới cập nhật 24h hôm nay ngày 6/6 quốc tế 

'Diều hâu' Trung Quốc dọa bắn máy bay Australia

Trong một bài xã luận của Global Times, phụ bản của People's Daily, bình luận viên Zeng Jinrun cảnh báo Australia sẽ phải "trả giá đắt" vì sát cánh cùng Mỹ. "Nếu máy bay quân sự Australia đến theo kế hoạch, Trung Quốc cần lấy Nga làm ví dụ và có hành động cứng rắn, cử máy bay quân sự của chúng ta đến để xua nó đi", tác giả Zeng viết, thể hiện thái độ diều hâu. "Nếu điều này không có tác dụng, chúng ta nên bắn hạ nó". 

Phát biểu này được đưa ra sau khi báo Australian hồi đầu tuần đưa tin chính phủ Australia đang cân nhắc đưa máy bay trinh sát biển P-3 vào trong phạm vi 12 hải lý quanh một đảo nhân tạo Trung Quốc đang bồi đắp trái phép ở Biển Đông.  Một ngày sau đó, chính phủ Australia hôm 2/6 nói rõ lập trường, nhấn mạnh rằng bất cứ hoạt động nào cũng sẽ phù hợp với quyền của Australia theo luật quốc tế và sẽ là sự tiếp nối của các chiến dịch đã bắt đầu từ năm 1980. 

Máy bay trinh sát biển P-3 của Australia

Máy bay trinh sát biển P-3 của Australia

Guardian dẫn lời một nữ phát ngôn viên bộ trưởng quốc phòng Australia cho biết nước này đã tuần tra Biển Đông trên không suốt hơn 30 năm. "Chúng tôi đã thực hiện điều này liên tục từ năm 1980 và sẽ tiếp tục trong tương lai, như một cách đóng góp lâu dài của Australia cho việc gìn giữ an ninh và ổn định khu vực Đông Nam Á". 

Thủ tướng Tony Abbott hôm 4/6 bày tỏ lập trường cứng rắn khi cho biết Australia "phản đối mạnh mẽ" âm mưu của bất cứ nước nào trong việc mở rộng lãnh thổ tại khu vực tranh chấp, và Canberra sẽ "làm bất cứ điều gì có thể nhằm bảo vệ tự do đi lại trên biển và trên không". 

Theo ước tính của Mỹ, Trung Quốc từ năm ngoái bồi đắp thêm hơn 800 ha đối với các bãi đá mà nước này chiếm giữ trái phép ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Trong đó, hơn 600 ha được bồi đắp từ đầu năm nay. Washington đang cân nhắc triển khai máy bay hoặc tàu quân sự đến gần các khu vực này, một động thái khiến Bắc Kinh giận dữ, theo VnExpress.  

Tàu Trung Quốc bị tố xâm phạm lãnh hải Malaysia

Tờ Borneo Post của Malaysia ngày 5/6 đưa tin một tàu chiến của lực lượng tuần duyên Trung Quốc đã xâm phạm vào lãnh hải nước này.Theo báo trên, tàu của Trung Quốc bị phát hiện tại vùng biển gần bãi cạn Luconia, nơi Malaysia có tuyên bố chủ quyền và cũng là khu vực cả Trung Quốc và Đài Loan cũng đòi chủ quyền.

Ông Datuk Seri Shahidan Kassim, quan chức làm việc tại Văn phòng Thủ tướng Malaysia, cho biết Hải quân Hoàng gia Malaysia đã điều tàu chiến tới khu vực để làm nhiệm vụ "bảo vệ chủ quyền lãnh thổ". Ngoài ra, ông Datuk Seri Shahidan Kassim cũng khẳng định vùng biển nêu trên thuộc về chủ quyền của Malaysia và chính phủ nước này sẽ làm tất cả những gì có thể để bảo vệ lợi ích của nước này.

Theo tin tức mới cập nhật, Tàu Trung Quốc bị tố xâm phạm lãnh hải Malaysia

Theo tin tức mới cập nhật, Tàu Trung Quốc bị tố xâm phạm lãnh hải Malaysia

Tờ Guancha Syndiate, có trụ sở tại Thượng Hải, đã nhận diện tàu Trung Quốc nêu trên là tàu tuần tra Haijing 1123, thậm chí tàu này đã "chạm trán" với các tàu của Hải quân Malaysia ở bãi cạn Luconia.

Khu vực bãi cạn Luconia có chiều dài khoảng 170 mét và rộng 20 mét. Tờ Guancha Syndiate cho rằng đây là một khu vực thuộc chủ quyền của Trung Quốc và Bắc Kinh đã có các kế hoạch phát triển khu vực này kể từ tháng Tư vừa qua. Vụ việc nêu trên diễn ra trong bối cảnh tình hình Biển Đông đang trở nên căng thẳng sau những hoạt động cải tạo đất đá của Trung Quốc tại những khu vực mà nước này ngang ngược tuyên bố chủ quyền.

Trong bài viết đăng tải trên tờ Thời báo Hoàn cầu số ra ngày 5/6, học giả Liang Fang, Giáo sư thuộc Đại học Quốc phòng Trung Quốc, đã đánh giá Biển Đông là một khu vực chiến lược đối với chính sách của Trung Quốc trong việc xây dựng lại trật tự mới của thế giới, theo tin tức mới cập nhật từ Dân Trí. 

Hoàng Anh (T/h)


Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang