Tình hình Ukraine: Chiến tranh lạnh ở miền đông có thể gây bất ổn tới toàn châu Âu

author 06:44 10/10/2014

(VietQ.vn) - Ukraine cảnh báo EU không được chấp nhận Nhà nước Cộng hòa Nhân dân Donetsk do quân ly khai thân Nga thành lập bởi cho rằng khác với các cuộc “chiến tranh lạnh” khác ở Liên bang Xô viết trước đây, xung đột ở miền đông Ukraine hoàn toàn có thể gây bất ổn tới toàn châu Âu.

Sự kiện: Cập nhật tình hình Nga - Ukraine

Theo tin tức mới nhất trên Reuters, trong chuyến thăm và làm việc với các quan chức EU và NATO tại Brussels (Bỉ) mới đây, Ngoại trưởng Ukraine Pavlo Klimkin đã lên tiếng kêu gọi Nga ngăn cản cuộc bầu cử do quân ly khai tự tổ chức tại 2 thành phố Donetsk và Luhansk vào tháng 11 tới. Theo lời Ngoại trưởng Ukraine, các cử tri ở miền đông nước này sẽ có thể đưa ra một quyết định sáng suốt hơn nếu tham gia bầu cử tại các điểm bỏ phiếu địa phương do chính quyền Kiev tổ chức vào tháng 12.

Tình hình Ukraine sẽ có nhiều biến động sau cuộc bầu cử do quân ly khai tổ chức vào tháng 11

Tình hình Ukraine sẽ có nhiều biến động sau cuộc bầu cử do quân ly khai tổ chức vào tháng 11. Ảnh minh họa

Ngoại trưởng Klimlin phát biểu, “các cuộc bầu cử giả” do những kẻ đứng đầu Nhà nước Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự thành lập tổ chức sẽ khiến tình trạng bất ổn ở miền đông Ukraine thêm căng thẳng, kéo dài và có khả năng biến thành “một cuộc chiến tranh lạnh” như những gì đã từng xảy ra ở Transdiestria hoặc Abkhazia – các khu vực được chính quyền Moscow hậu thuẫn từng tách ra khỏi Moldova và Georgia của Liên bang Xô viết cũ.

“Chúng ta phải nhìn nhận thực tế rằng, một cuộc chiến tranh lạnh ở Donetsk và Luhansk sẽ không bao giờ diễn ra trong hòa bình như trường hợp của Transdniestria hay Abkhazia trước đây. Cuộc xung đột này sẽ mang lại nhiều bất ổn, chia rẽ hơn nhiều, không chỉ với Ukraine mà với cả toàn bộ châu Âu”, ông Klimkin nói.

Ngoại trưởng Klimkin cũng nhấn mạnh, dự đoán này của ông không phải nhằm “đe dọa” để buộc các quốc gia Tây Âu đẩy mạnh các hoạt động như cấm vận kinh tế Nga, cô lập chính quyền Moscow hay khiến NATO tăng viện trợ phi quân sự cho nhà nước Kiev. Được biết, hiện Liên minh châu Âu EU sẽ xem xét lại một số biện pháp trừng phạt Nga vào tháng tới.

Ngoại trưởng Ukraine tin rằng xung đột ở miền đông nước này sẽ ảnh hưởng xấu tới toàn châu Âu

Ngoại trưởng Ukraine tin rằng xung đột ở miền đông nước này sẽ ảnh hưởng xấu tới toàn châu Âu. Ảnh minh họa

Bên cạnh đó, ông Klimkin cũng kêu gọi người dân miền đông Ukraine nhanh chóng “thoát khỏi mọi ràng buộc với lũ khủng bố” đang nắm quyền kiểm soát khu vực này cũng như cho rằng chính quyền Moscow cần có biện pháp giúp xoa dịu các cuộc xung đột vẫn đang nổ ra liên tiếp bất chấp hiệu lực của lệnh ngừng bắn ngày 5/9. Lý do là bởi theo số liệu thống kê mới nhất của Liên Hợp Quốc, tình hình Ukraine căng thẳng đã cướp đi mạng sống của khoảng 10 người mỗi ngày, bao gồm cả binh lính chính phủ, quân ly khai thân Nga và dân thường.

Thừa nhận việc chính phủ Kiev không thể dễ dàng ngăn cản việc người dân ở miền đông Ukraine tham gia bỏ phiếu độc lập vào ngày 2/11 tới, Ngoại trưởng Klimkin ngỏ ý mong muốn Nga không công nhận kết quả của cuộc bỏ phiếu này và ủng hộ việc Ukraine đề nghị phân thêm nhiều quyền lực cho chính quyền 2 thành phố Donetsk và Luhansk, miễn là khu vực này không tuyên bố độc lập và tự ý thành lập nhà nước riêng.

Bên cạnh đó, ông Klimkin tin rằng các cuộc gặp gỡ với giới quan chức EU và tân Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg sẽ giúp Ukraine nhận thêm nhiều ủng hộ, bao gồm việc NATO làm trung gian cho những nỗ lực tăng cường các lực lượng vũ trang đang ở trong tình trạng thiếu hụt tài chính của chính quyền Kiev. 

Chính quyền Kiev tìm đến các nước phương Tây để tìm ra lối thoát cho khủng hoảng Ukraine

Chính quyền Kiev tìm đến các nước phương Tây để tìm ra lối thoát cho khủng hoảng Ukraine. Ảnh minh họa

Đồng thời, Ngoại trưởng Klimkin cũng một lần nữa nhấn mạnh chính quyền Moscow không nên gây khó khăn cho cố gắng hội nhập và trở thành thành viên EU của Ukraine cũng như tuyên bố Nga nên tìm ra lợi ích riêng trong một mối quan hệ thân thiết hơn trên khắp lục địa Á – Âu.

“Chúng tôi không hề muốn tạo ra một bức tường ngăn cách với Nga. Nga nên thực sự quan tâm tới hòa bình, ổn định cho toàn bộ khu vực và các khả năng liên kết, quan hệ hiệu quả với châu Âu bởi nếu không, tương lai của Nga sẽ hoàn toàn không thể tưởng tượng nổi”, ông Klimkin nhận xét về đối tác thương mại chính của Ukraine.

Cũng trong thời gian tới, tổng thống Ukraine Petro Poroshenko – người đã đắc cử trong đợt bầu cử hồi tháng 5 dù không được người dân miền đông công nhận – đang kêu gọi tổ chức một cuộc bầu cử Quốc hội vào ngày 26/10 với hy vọng có thể giảm bớt những buộc tội từ tổng thống Putin khi cho rằng chính quyền Kiev thân phương Tây (bắt đầu nắm quyền sau cuộc nổi dậy lật đổ cựu tổng thống Ukraine Victor Yanukovych vào tháng 2) thiếu tính hợp pháp và luôn giữ thái độ thù địch với dân tộc Nga.

Minh Thùy

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang