TP.HCM: Những người tự chữa khỏi Covid-19 tại nhà được cấp thẻ xanh như thế nào?
TP.HCM: Cập nhật dữ liệu tiêm vắc xin không ảnh hưởng đến lộ trình cấp thẻ xanh
Siêu lừa Huỳnh Thị Huyền Như chi 1,1 triệu USD làm "thẻ xanh" đi du lịch
Hiểu đúng quy định CSGT đeo thẻ xanh có quyền dừng phương tiện
Giám đốc Sở Y tế thành phố HCM cũng khuyến cáo những người đã tự chữa khỏi Covid -19 tại nhà nên tiêm vắc xin, bởi không chống chỉ định tiêm vắc xin đối với những người từng nhiễm COVID-19.
Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TPHCM Lâm Đình Thắng cho hay, thẻ xanh COVID là một trong các biện pháp đảm bảo an toàn trong việc lưu thông giữa người dân, đây là thẻ nằm trong một ứng dụng, được phát sinh tự động dựa trên cơ sở dữ liệu. Tiêu chí của thẻ xanh được quy định bởi Sở Y tế và Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP.
Trước phản ánh hiện nay có nhiều ứng dụng, gây khó khăn trong công tác quản lý của nhà nước và khó khăn cho người dân khi sử dụng, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông cho biết, lãnh đạo TPHCM và trung ương đã nhận ra vấn đề này và sẽ gom chung tất cả thành 1 ứng dụng. Ứng dụng này sẽ tích hợp dữ liệu tiêm vắc xin, kết quả xét nghiệm, mã QR của các phương tiện vận tải,… “TPHCM đã chủ động giải pháp của mình và báo cáo xin trung ương được chủ động triển khai. Sắp tới, khi có quyết định của Trung ương, TP dự kiến sẽ thí điểm tại 3 địa phương là Cần Giờ, Củ Chi, quận 7”, ông Thắng cho hay.
Giám đốc Sở Y tế Tăng Chí Thượng thông tin thêm, thẻ xanh COVID không thể thay thế cho 2 giải pháp quan trọng là 5K và xét nghiệm vì người đã tiêm vắc xin, có kháng thể vẫn có thể mang vi rút trong người và lây bệnh cho người khác. Do đó, thẻ xanh phải cộng 5K, xét nghiệm theo quy định của Bộ Y tế.
TP. HCM quyết định tiếp tục giãn cách xã hội trên toàn TP theo Chỉ thị 16 dự kiến đến cuối tháng 9.
Về vấn đề mở cửa trở lại các hoạt động của TP.HCM, Chủ tịch UBND TP Phan Văn Mãi cho biết, trong thời gian qua, rất nhiều quốc gia có trình độ phát triển, tỉ lệ bao phủ tiêm chủng cao, hệ thống y tế tốt hơn TP. HCM nói riêng và Việt Nam nói chung, sau thời gian dài giãn cách cũng bắt đầu có kế hoạch mở cửa. Tuy nhiên, với diễn biến phức tạp của dịch bệnh, nhiều nước đã dẫn đến tình trạng bùng phát lại dịch bệnh.
“Chúng tôi biết mong muốn của người dân, doanh nghiệp là được mở cửa, phục hồi các hoạt động sinh hoạt bình thường, các hoạt động kinh tế xã hội. Tuy nhiên, để bảo vệ những kết quả chúng ta đạt được, chúng ta nên chịu khó một thời gian nữa để các kết quả này được bền vững hơn”, Chủ tịch UBND TP chia sẻ. Theo ông, “mở thì phải an toàn” là nguyên tắc xuyên suốt.
Chủ tịch UBND TP bày tỏ: “TP thấu hiểu mong muốn của người dân nhưng để thận trọng, an toàn, chúng tôi cần kéo dài một thời gian. Mong rằng bà con, doanh nghiệp cùng chia sẻ lo lắng và đồng cam cộng khổ cùng TP. HCM trong một thời gian nữa. Có thể từ đây đến cuối tháng, chúng ta có thể mở dần ở những địa bàn có chuyển biến tốt hơn, các ngành có điều kiện”.
Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP mong muốn cả hệ thống chính trị và người dân TP thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch để đạt kết quả cao nhất. Tất cả nhằm từ nay đến cuối tháng, TP không cần chần chừ, cân nhắc như thời điểm này mà có thể mở lại ở mức độ nào đó các sinh hoạt bình thường và hoạt động kinh tế xã hội.
Theo Chủ tịch UBND TP Phan Văn Mãi, bên cạnh những kết quả tích cực, TP. HCM vẫn có một số tiêu chí chưa hoàn thành. Do đó, để đảm bảo kết quả phòng chống dịch được bền vững hơn, có sự chuẩn bị thêm cho giai đoạn phục hồi, mở cửa, TP quyết định tiếp tục giãn cách xã hội trên toàn TP theo Chỉ thị 16 dự kiến đến cuối tháng 9. Trong đó, một số địa bàn có kết quả kiểm soát dịch bệnh tốt như Cần Giờ, Củ Chi, quận 7, Phú Nhuận, Nhà Bè, quận 5, quận 11 có thể áp dụng theo tinh thần Chỉ thị 16- hoặc 15+.
Từ nay đến cuối tháng 9, TP sẽ tập trung củng cố các kết quả, tập trung cho hoạt động tiêm vắc xin. Cụ thể, TP phấn đấu đạt tỉ lệ người dân được tiêm ngừa COVID-19 mũi 1 cao nhất; tăng tốc tiêm mũi 2 để đẩy nhanh tốc độ bao phủ vắc xin. Đây cũng là điều kiện để TP nhanh chóng mở cửa lại các hoạt động kinh tế, xã hội.
TP cũng tiếp tục củng cố năng lực của hệ thống y tế, đặc biệt là y tế cơ sở, củng cố trạm y tế cố định, phát triển thêm trạm y tế lưu động, quan tâm đầu tư phát triển y tế dự phòng, y tế công cộng. Qua đó, mở rộng năng lực điều trị, nâng khả năng tiếp nhận, điều trị của hệ thống y tế.
Cùng với đó, TP chuẩn bị kĩ kế hoạch phục hồi kinh tế cho giai đoạn sau tháng 9 trở đi. Trong tuần này, TP sẽ hoàn thiện kế hoạch phòng, chống dịch và phục hồi kinh tế để tổ chức lấy ý kiến rộng rãi cộng đồng doanh nghiệp, chuyên gia, người dân. Từ đó, giúp kế hoạch đáp ứng mục tiêu vừa đảm bảo phòng chống dịch vừa mở cửa, phục hồi nền kinh tế.
Song song việc chuẩn bị kế hoạch phục hồi, TP tiếp tục mở rộng các thí điểm. Cụ thể, mở rộng thêm một số dịch vụ an toàn để phục vụ nhu cầu người dân, doanh nghiệp như sản xuất thực phẩm, thiết bị y tế, dược phẩm, giao hàng, phân phối, vận tải, logistic, viễn thông, báo chí, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, dịch vụ công ích…
Nam Dương