Vắc xin COVID-19 AstraZeneca hiệu quả ra sao khiến WHO chấp thuận dùng khẩn cấp?

author 09:54 16/02/2021

(VietQ.vn) - Mới đây, WHO đã chấp thuận dùng khẩn cấp vắc xin COVID-19 AstraZeneca vì sản phẩm này có thể đáp ứng các tiêu chí về độ an toàn đối với người sử dụng.

Theo đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), vắc xin AstraZeneca đáp ứng các tiêu chí "phải có" về độ an toàn đối với người sử dụng, các lợi ích và mức độ hiệu quả cũng cao hơn những rủi ro có thể xảy ra. Được biết, hiện 2 loại vắc xin được phê duyệt đang được sản xuất tại Viện Huyết thanh Ấn Độ (SII) và SKBio của Hàn Quốc. 

Trước đó, một hội đồng của WHO đưa ra các khuyến nghị tạm thời về vắc xin, trong đó lưu ý vắc xin của AstraZeneca có thể được sử dụng ở các quốc gia có biến thể Nam Phi của virus corona.

Vắc xin AstraZeneca có thể là niềm hy vọng lớn cho thế giới chấm dứt đại dịch nhanh chóng. Ảnh: Tuổi Trẻ 

Trợ lý Tổng giám đốc WHO, tiến sĩ Mariangela Simao nhận định việc đưa vắc xin của AstraZeneca vào danh sách sử dụng khẩn cấp sẽ mở đường cho việc tiêm chủng loại vắc xin này ở các nước nghèo. Đánh giá của WHO cho thấy vắc xin AstraZeneca đáp ứng các tiêu chí "phải có" về độ an toàn, các lợi ích và mức độ hiệu quả cũng cao hơn những rủi ro có thể xảy ra.

Vắc xin của AstraZeneca đang được ca ngợi là "vắc xin cho thế giới" vì rẻ hơn và dễ phân phối hơn so với một số đối thủ, bao gồm cả vắc xin của Pfizer/BioNTech - vốn được WHO đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp vào cuối tháng 12 năm ngoái.

Theo Reuters, không ngạc nhiên khi vắc xin của AstraZeneca chiếm tỉ lệ lớn trong số các loại vắc xin được WHO phân phối tới các nước thu nhập thấp thông qua cơ chế COVAX.

Trong một thông cáo mới đây, AstraZeneca cho biết sẽ phân phối khoảng 330 triệu liều vắc xin tới 145 nước trước cuối tháng 3 thông qua COVAX. Tại châu Á, trong số các nước sắp được nhận vắc xin từ COVAX có Việt Nam, Philippines, Indonesia và một số nước khác như Triều Tiên, Hàn Quốc.

Hàng loạt biến thể của SARS-CoV-2 vừa được phát hiện tại Mỹ (VietQ.vn) - Các nhà khoa học tại Mỹ xác định hàng loạt biến thể đáng lo ngại của virus SARS-CoV-2 đang lây lan ở quốc gia này.

Liên quan tới vắc xin COVID-19, Hãng dược Bayer vừa tuyên bố sẽ bắt đầu cung cấp ra thị trường loại vắc xin CureVac ngừa COVID-19 từ xưởng sản xuất ở Wuppertal từ quý 4 năm nay.

Theo hãng tin Reuters, ông Werner Baumann - giám đốc điều hành của Bayer tuyên bố quyết định tham gia sân chơi vắc xin (vaccine) khi tiếp đón thủ hiến bang Bắc Rhine-Westphalia đến thăm cơ sở.

"Chúng tôi rất tự tin là có thể cung ứng các liều vắc xin đầu tiên trước cuối năm nay nếu mọi thứ diễn ra tốt đẹp", ông Baumann cho biết.

Bayer thực ra chỉ là đối tác của Công ty công nghệ sinh học CureVac của Đức nhưng có tiềm lực giúp cho vắc xin CureVac đi đúng quy trình và được phân phối. Trong thông cáo chung trước khi bắt tay lập liên minh, hai công ty cho biết: "Bayer sẽ đóng góp tri thức cùng kinh nghiệm của mình và xây dựng hạ tầng cho các hoạt động lâm sàng, các công tác quản lý, thông tin y tế, chuỗi cung ứng và hỗ trợ một số nước nhất định".

Trước đó, vào ngày 12/2, Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) cũng tuyên bố bắt đầu quy trình phê duyệt vắc xin CureVac. Vắc xin CureVac dùng cho thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 đến sân bay quốc tế Benito Juarez ở Mexico ngày 27/1/2021. Ngày 20/8/2020, Ủy ban châu Âu (EC) và Công ty công nghệ sinh học CureVac của Đức thông báo đã hoàn tất vòng đàm phán đầu tiên về cung ứng 225 triệu liều vắc xin cho các nước trong Liên minh châu Âu (EU) nếu loại vắc xin này chứng minh được sự an toàn và hiệu quả trong phòng chống COVID-19.

Vắc xin CureVac được phát triển dựa trên công nghệ RNA thông tin (mRNA) giúp cơ thể kích hoạt cơ chế tự sản xuất "vũ khí" để nhận biết và tiêu diệt virus. Phía công ty liên doanh dự kiến sản xuất 300 triệu liều trong năm 2021 và 600 triệu liều trong năm 2022. Tuy đi sau nhưng CureVac đang có nhiều cơ hội trong việc tạo ra vắc xin ngừa các biến thể mới của virus SARS-CoV-2.

Anh đã đạt được một thỏa thuận với hãng CureVac để hợp tác phát triển vắc xin ngăn ngừa biến thể mới và đặt mua dự phòng 50 triệu liều. Chính phủ Anh cho biết hầu hết các loại vắc xin mà nước này phối hợp phát triển với CureVac sẽ có cùng gốc với loại vắc xin mà hãng này đang tiến hành thử nghiệm lâm sàng giai đoạn cuối. Tập đoàn dược phẩm GlaxoSmithKline của Anh và Công ty CureVac cũng thông báo các kế hoạch cùng phát triển một loại vắc xin có thể phòng các biến thể của virus SARS-CoV-2. Thông báo chung của hai công ty nêu rõ: "Chương trình phát triển vắc xin chung sẽ được khởi động ngay lập tức với mục tiêu vào năm 2022, bào chế một loại vắc xin mới và xin cấp phép sử dụng".

An Dương (T/h)

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang