Vụ hoa hậu Trương Hồ Phương Nga: Luật sư phân tích những 'cái được' của phiên toà xét xử

author 06:00 30/06/2017

(VietQ.vn) - Việc HĐXX đã quyết định thay đổi biện pháp ngăn chặn đối với Trương Hồ Phương Nga cùng Nguyễn Đức Thùy Dung là một bước ngoặt lớn của vụ án.

Sau nhiều ngày xét xử, HĐXX đã quyết định thay đổi biện pháp ngăn chặn đối với Trương Hồ Phương Nga, Nguyễn Đức Thùy Dung. HĐXX cũng tuyên trả hồ sơ vụ án cho Viện KSND TP.HCM để điều tra bổ sung. Đây là một bước ngoặt lớn của vụ án, có thể nói rằng đã lâu rồi mới có một vụ án hình sự được dư luận quan tâm đến thế. Có thể mỗi người lại có góc độ quan tâm khác nhau: Về đạo đức, góc độ gia đình, tò mò về lối sống của đại gia và chân dài, câu chuyện bán dâm...

Trương Hồ Phương Nga cùng Nguyễn Đức Thùy Dung được tại ngoại. Ảnh: Internet 

Với các luật sư, luật gia thì lại quan tâm nhiều hơn về câu chuyện pháp lý, đánh giá sự việc dưới góc độ pháp luật: Phương Nga có oan hay không? Những lời khai mâu thuẫn, những tình tiết, chứng cứ mới... thì đâu là sự thật? Tại sao Cao Toàn Mỹ thay đổi nội dung tố cáo? Tại sao giấy tờ giả về sau mới xuất hiện? Thái độ và sự bình tĩnh của bị cáo nói nên điều gì...?

Đó là những trăn trở trước tiên là của Hội đồng xét xử, sau đến các luật sư, luật gia quan tâm theo dõi diễn biến vụ này. Về mặt tố tụng và dư luận xã hội: Chủ tọa đã điều hành phiên tòa rất tốt, thể hiện sự khách quan, công tâm và thận trọng trong việc xem xét, đánh giá từng tình tiết, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án.

Xem Clip tại đây: 

Diễn biến phiên tòa thể hiện rất rõ nguyên tắc tranh tụng đã được ghi nhận tại khoản 5, Điều 103 Hiến pháp năm 2013 và Điều 26 Bộ luật tố tụng hình sự, cụ thể như sau: Điều 26. Tranh tụng trong xét xử được bảo đảm trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, Điều tra viên, Kiểm sát viên, người khác có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người bị buộc tội, người bào chữa và người tham gia tố tụng khác đều có quyền bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, đánh giá chứng cứ, đưa ra yêu cầu để làm rõ sự thật khách quan của vụ án.

Tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án do Viện kiểm sát chuyển đến Tòa án để xét xử phải đầy đủ và hợp pháp. Phiên tòa xét xử vụ án hình sự phải có mặt đầy đủ những người theo quy định của Bộ luật này, trường hợp vắng mặt phải vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan hoặc trường hợp khác do Bộ luật này quy định. Tòa án có trách nhiệm tạo điều kiện cho Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, những người tham gia tố tụng khác thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ của mình và tranh tụng dân chủ, bình đẳng trước Tòa án.

Mọi chứng cứ xác định có tội, chứng cứ xác định vô tội, tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, áp dụng điểm, khoản, điều của Bộ luật hình sự để xác định tội danh, quyết định hình phạt, mức bồi thường thiệt hại đối với bị cáo, xử lý vật chứng và những tình tiết khác có ý nghĩa giải quyết vụ án đều phải được trình bày, tranh luận, làm rõ tại phiên tòa.

Vì sao liên tục 2 công ty 'khai tử' hoạt động bán hàng đa cấp?(VietQ.vn) - Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) vừa thông báo chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp của 2 công ty.

Bản án, quyết định của Tòa án phải căn cứ vào kết quả kiểm tra, đánh giá chứng cứ và kết quả tranh tụng tại phiên tòa. Nguyên tắc này là một quy định mới của Hiến pháp năm 2013 và Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, kết hợp với một số nguyên tắc khác của tố tụng hình sự như: Nguyên tắc xác định sự thật của vụ án (Điều 15); Nguyên tắc suy đoán vô tội (Điều 13); Nguyên tắc bảo hộ tính mạng, sức khoẻ...(Điều 11); Tôn trọng và bảo vệ quyền con con người (Điều 8); Đảm bảo quyền bào chữa (Điều 16)... Đối với "quyền im lặng" thì pháp luật Việt Nam chưa có quy định cụ thể nhưng tinh thần của quyền im lặng thể hiện ở các nguyên tắc như nguyên tắc tôn trọng quyền con người; Nguyên tắc bình đẳng; Nguyên tắc xác định sự thật của vụ án; Nguyên tắc tranh tụng; Nguyên tắc suy đoán vô tội...

Nếu có vận dụng các nguyên tắc trên để thực hiện quyền im lặng thì chỉ nên vận dụng ở giai đoạn điều tra. Còn tại toà là thủ tục điều tra công khai, thời điểm tốt nhất để thực hiện quyền bào chữa, lúc tốt nhất để kêu oan... Nếu Phương Nga không im lặng mà trả lời, tranh luận quyết liệt trong từng ngày xét xử thì người theo dõi vụ này ít hồi hộp hơn, ít kịch tính hơn... và diễn biến vụ án sẽ nhanh hơn.

Tuy nhiên, Phương Nga đã vận dụng các quyền của bị cáo một cách khá linh hoạt, chờ thời điểm thuận lợi nhất để "phản công" và đã đạt được hiệu quả. Việc trả hồ sơ điều tra bổ sung sau nhiều ngày xét xử là điều chắc chắn bởi có nhiều tình tiết toà án không thể làm rõ tại phiên toà, cần phải có thời gian điều tra bổ sung thì mới có căn cứ kết luận vụ án và xử lý một số người có liên quan về các hành vi như: Đưa, nhận hối lộ; vi phạm quy định về giam giữ, làm sai lệch hồ sơ vụ án, vu khống (nếu có)...

Cái được lớn nhất của các bị cáo là việc thay đổi biện pháp ngăn chặn. Chắc rằng Hội đồng xét xử đã "nghĩ" đến chuyện oan sai....Việc thay đổi biện pháp ngăn chặn thể hiện tính chất khoan hồng, nhân đạo, tiến bộ của pháp luật và đảm bảo quyền con người và các nguyên tắc cơ bản trong tố tụng hình sự... Đây là một quyết định sáng suốt, hợp lý và cần thiết của Hội đồng xét xử.

Ngoài ra, việc bảo vệ nhân chứng cũng là một nội dung quan trọng trong việc áp dụng các nguyên tắc trong tố tụng hình sự, để đảm bảo tính chất khách quan và bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự cho người làm chứng. Sự tham gia đưa tin của báo chí, thông tin trên mạng xã hội cũng đã thể hiện rõ quyền tự do ngôn luận, tự do hoạt động báo chí, thể hiện mức độ dân chủ, công khai trong hoạt động tố tụng và đảm bảo các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân đã được Hiến pháp ghi nhận.

Sự tham gia đưa tin của báo chí, thông tin trên mạng xã hội cũng đã thể hiện rõ quyền tự do ngôn luận, tự do hoạt động báo chí, thể hiện mức độ dân chủ, công khai trong hoạt động tố tụng và đảm bảo các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân đã được Hiến pháp ghi nhận.

Luật sư Đặng Văn Cường

Văn phòng luật sư Chính Pháp

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang