Dấu vết đại dương khổng lồ trên bề mắt sao Hỏa

author 14:12 08/03/2015

(VietQ.vn) - Tờ Live Science đưa tin khoa học mới nhất về trữ lượng nước được cho là đã từng tồn tại trên sao Hỏa. Đây là một trong những khám phá mới về hành tinh Đỏ bí ẩn, nơi mà các nhà nghiên cứu rất quan tâm.

Sự kiện: Khám phá đại dương

Theo tin khoa học trên Live Science, các nhà nghiên cứu cho biết hành tinh Đỏ đã từng chứa đựng một trữ lượng nước khá lớn đủ để bao phủ lên 1/5 hành tinh này. Những nghiên cứu sâu hơn để hoàn thiện bản đồ này sẽ hỗ trợ các nhà khoa học xác định được các hồ nước ngầm trên sao Hỏa.

Tin khoa học mới nhất về trữ lượng nước tồn tại trên sao Hỏa

Tin khoa học mới nhất về trữ lượng nước tồn tại trên sao Hỏa

Mặc dù bề mặt của sao Hỏa hiện tại lạnh và khô, nhưng có nhiều bằng chứng cho thấy rằng các con sông, hồ và biển đã tồn tại trên hành tinh Đỏ từ hàng tỷ năm về trước. Kể từ khi Trái Đất có sự sống thì hầu như bất cứ nơi nào cũng có nước lỏng, vì vậy, các nhà nghiên cứu cho rằng sự sống có thể đã tồn tại trên sao Hỏa từ khi hành tinh này mang hơi ẩm của nước, và cho đến bây giờ, sự sống đó hiện vẫn đang duy trì, ẩn trong các tầng khí quyển chứa mạch nước ngầm.

Vẫn còn nhiều điều bí ẩn về việc sao Hỏa đã bị bốc hơi nước như thế nào và có bao nhiêu trữ lượng nước ngầm đang tồn tại trên sao Hỏa. Để lý giải được nghi hoặc này, các nhà khoa học đã nghiên cứu, phân tích các loại phân tử nước trong khí quyển của sao Hỏa. Thông thường, các phân tử nước được tạo nên bởi hai nguyên tử hydro và một nguyên tử oxy. Tuy nhiên, một hoặc cả hai nguyên tử hydro có thể được thay thế bằng các nguyên tử deuterium- nguyên tử có cấu tạo tương tự hydro- để tạo ra phân tử nước deuterated.

Tin khoa học cho biết sao Hỏa đã từng có một trữ lượng nước khổng lồ từ hàng tỷ năm trước

Tin khoa học cho biết sao Hỏa đã từng có một trữ lượng nước khổng lồ từ hàng tỷ năm trước

Phân tử nước deuterated nặng hơn nước bình thường, do đó, nó có cơ chế hoạt động khác biệt. Ví dụ điển hình là nó có thể dễ dàng bốc hơi ra ngoài bầu khí quyển Sao Hỏa hơn so với phân tử nước bình thường. Bức xạ mặt trời sẽ phá vỡ loại phân tử nước này để chúng tách ra thành hydro và oxy, sau đó khí hydro có thể bay hơi vào không gian.

Bằng việc nghiên cứu tỷ lệ hiện tại của deuterium tạo ra hydro có trong nước trên sao Hỏa, các nhà nghiên cho biết, họ có thể ước tính được trữ lượng nước tồn tại trên hành tinh Đỏ từng có. Họ đã xây dựng  bản đồ mới về tỷ lệ giữa hydro và deuterium có trong nước trong khí quyển sao Hỏa thông qua dữ liệu thu thập  được từ năm 2008 đến năm 2014 bởi Very Large Telescope tại Chile, Đài quan sát Keck và Kính viễn vọng hồng ngoại Facility của NASA ở Hawaii.

Tin khoa học đi tìm nguyên nhân lượng nước đã bốc hơi khỏi sao Hỏa

Tin khoa học đi tìm nguyên nhân lượng nước đã bốc hơi khỏi sao Hỏa

Các nhà khoa học cho biết lượng nước deuterated cao hơn lượng nước bình thường ở một số vùng trên sao Hỏa , ước tính tỷ lệ này cao gấp bảy lần tỷ lệ chênh lệch trong các đại dương của Trái đất. Tỷ lệ này cho thấy sao Hỏa đã bị mất một lượng nước lớn theo thời gian.

Geronimo Villanueva, một nhà khoa học hành tinh tại Trung tâm NASA Goddard Space Flight ở Greenbelt, Maryland cho biết :"Bây giờ chúng ta đã có thể ước tính về trữ lượng nước bị bốc hơi mất trến sao Hỏa”. Dựa trên những phát hiện có được, các nhà khoa học ước tính sao Hỏa có thể đã từng có đủ trữ lượng nước để bao phủ lên 20 % hành tinh vào khoảng 4,5 tỷ năm trước. Họ khẳng định thêm rằng sao Hỏa có thể hiện vẫn đang sở hữu các hồ chứa lượng nước ngầm đáng kể.

Nhà khoa học Geronimo Villanueva cho biết, việc xác định rõ được vị trí có nước trong bầu khí quyển trên sao Hỏa có thể dẫn đường tới các tầng nước ngầm sâu. Một điều cơ bản sẽ thấy khi nhìn vào bản đồ trữ lượng nước trên sao Hỏa đó là biết được có bao nhiêu nguồn nước tồn tại dưới dạng các tảng băng trên sao Hỏa, từ đó ước tính tỷ lệ chiếm dóng của nước có trong bầu khí quyển này, đồng thời sẽ dự đoán được những bất thường có thể xảy ra từ các hồ chứa nước ngầm bí  ẩn.

Thùy Nguyễn


Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang