Ai sẽ được vay vốn ngân hàng theo Thông tư 39/2016/TT-NHNN?

authorVũ Sơn 08:00 23/02/2017

(VietQ.vn) - Khi thời gian có hiệu lực của Thông tư 39/2016/TT-NHNN sắp đến gần (15/03/2017) thì mức đọ quan tâm của người dân tăng cao xoay quanh câu hỏi: Những chủ thể như thế nào sẽ được vay vốn ngân hàng sau khi Thông tư 39 có hiệu lực?

Ai sẽ được vay vốn ngân hàng?

Thị trường tiền tệ trong thời gian gần đây được người dân khá quan tâm tới những thông tin liên quan về quy định chủ thể được vay vốn ở các tổ chức tín dụng, ngân hàng (NH) theo Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định chủ thể vay vốn chỉ bao gồm cá nhân Việt Nam, cá nhân có quốc tịch nước ngoài, pháp nhân thành lập và hoạt động tại Việt Nam, pháp nhân thành lập ở nước ngoài và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.

Quy định của hai Thông tư này khác với Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN chủ thể được vay vốn bao gồm: tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài, bao gồm cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp tư nhân, tổ hợp tác và các tổ chức khác có năng lực pháp luật dân sự.

 

 Các hộ gia đình sẽ không được coi là chủ thể vay vốn tại ngân hàng sau ngày 15/3/2017. Ảnh Internet

Vấn đề này được người dân quan tâm trên thị trường tài chính tiền tệ vì vay vốn ngân hàng tại các Tổ chức tín dụng đang là nguồn vốn quan trọng cho các hộ kinh doanh cá thể hiện nay. Theo thống kê hiện nay, trên địa bàn toàn quốc có khoảng 5 triệu hộ kinh doanh cá thể đang hoạt động và sẽ là đối tượng tác động của Thông tư 39 này.

Anh Hương, một hộ gia đình có vay vốn ngân hàng kinh doanh rất hoang mang khi thông tin Thông tư 39 sẽ không chấp nhận pháp nhân là các hộ gia đình vay vốn nữa. Anh tâm sự, không biết sau ngày 15/3/2017 này thì anh sẽ có được vay vốn nữa hay không? Và nếu muốn vay thì sẽ phải thực hiện như thế nào? Đây cũng là băn khoăn của rất nhiều các hộ gia đình có vay vốn ngân hàng hiện nay, đặc biệ là các hộ gia đình ở nông thôn.

Ngân hàng Nhà Nước tập huấn triển khai Thông tư 39 và Thông tư 43 (VietQ.vn) - Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức tập huấn trực tiếp công tác tổ chức thực hiện nội dung của Thông tư 39 và Thông tư 43 khi ngày có hiệu lực đang đến gần.

Các hộ gia đình sẽ vay vốn như thế nào?

Thông tư 39 sắp có hiệu lực, không ít diễn đàn còn hiểu sai hay cố tình hiểu sai rằng, NHNN muốn qua chính sách này để “bắt” các hộ kinh doanh phải đăng ký thành lập doanh nghiệp để hoàn thành  mục tiêu 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2020. Cũng có không ít người băn khoăn, khi chủ thể vay vốn được quy định như vậy thì lãi suất cho vay cũng có thể thay đổi theo hướng nâng cao lên.

 Hộ kinh doanh vay vốn ngân hàng sẽ thông qua pháp nhân là cá nhân. Ảnh Internet

Trao đổi với phóng viên chất lượng Việt Nam về vấn đề này, luật sư Nguyễn Thu Hương hiện công tác tại Tòa án nhân dân Quận Thanh Xuân cho biết: “ Nâng cấp từ hộ kinh doanh, hộ gia đình lên thành doanh nghiệp nếu thấy đủ điều kiện là cái tốt. Vì dù sao trở thành doanh nghiệp thì ít nhiều năng lực về quản trị cũng được nâng lên, doanh nghiệp hoạt động chiến lược bài bản hơn, tạo cơ hội lớn để phát triển sản xuất kinh doanh bền vững”.

Mục đích khi ban hành Thông tư 39 là để phù hợp với những quy định mới của Bộ luật dân sự 2015 có hiệu lực từ ngày 1/1/2017, và cũng phù hợp với những quy định chung của thế giới. Theo Bộ luật dân sự 2015, chủ thể khi tham gia quan hệ dân sự, trong đó có bao gồm cả hợp đồng vay vốn từ các tổ chức tín dụng, chỉ bao gồm các cá nhân, pháp nhân đã được quy định tại Bộ luật dân sự 2015.

Theo quy định trước đây, đối với hộ gia đình hay hộ kinh doanh thì chỉ cần chủ hộ đại diện gia đình ký hợp đồng vay vốn với tổ chức tín dụng. Từ ngày 15/3/2017, khi Thông tư 39 có hiệu lực, nếu hộ gia đình hay hộ kinh doanh có một thành viên thì chỉ cần một người duy nhất ký hợp đồng với NH. Trong trường hợp hộ kinh doanh đó có nhiều thành viên thì tất cả các thành viên đều phải ký, hoặc một người đứng tên đến ký hợp đồng vay vốn với NH và những người khác có giấy ủy quyền cho người đó.

Như vậy có thể thấy rằng, việc vay vốn của các hộ kinh doanh cá thể sẽ thay đổi về chủ thể vay vốn, không còn đứng tên chủ thể vay vốn là các hộ kinh doanh nữa mà sẽ là các cá nhân đứng ra vay vốn kinh doanh. Về nguyên tắc thì sẽ các tổ chức tín dụng sẽ vẫn đảm bảo nguồn vốn cho các hộ kinh doanh và không có thay đổi gì lãi suất khi các cá nhân vay vốn từ các TCTD.

Vũ Sơn

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang