Bài học CNC VINA rút ra từ việc áp dụng thành công Lean

author 19:11 19/07/2015

(VietQ.vn) - Bắt đầu tư năm 2012, Công ty cổ phần ứng dụng nghệ và CNC Việt Nam (CNC VINA) đã phối hợp với Trung tâm năng suất Việt Nam (VPC) bắt đầu triển khai dự án Lean tại nhà máy CNC-VINA. Cho đến nay, công ty đã rút ra được nhiều bài học quý giá sau nhiều năm áp dụng thành công Lean.

Sự kiện: Chuyên đề: NÂNG CAO NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG

Theo Viện Năng Suất Việt Nam, định hướng phát triển công nghiệp cơ khí chế tạo máy bằng con người và trí tuệ Việt Nam, mang lại sự hài lòng tuyệt đối của khách hàng là phương châm và chiến lược của CNC-VINA kể từ những ngày đầu thành lập và hoạt động đến nay. Trải qua hơn 6 năm phát triển, thương hiệu CNC-VINA đã tạo nên dấu ấn trong ngành cơ khí Việt Nam; nhãn hiệu và logo của CNC-VINA được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu ngày 15/06/2009.

Nằm trong khuôn khổ của chương trình “Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020” do Chính phủ Việt Nam tài trợ 70% kinh phí, từ ngày 12/10/2012 Công ty cổ phần ứng dụng nghệ và CNC Việt Nam (CNC-VINA) phối hợp với Trung tâm năng suất Việt Nam (VPC) bắt đầu triển khai dự án Lean tại nhà máy CNC-VINA với 03 dự án điểm: Giảm thời gian thiết kế, giảm thời gian lắp ráp, giảm tồn kho vật tư.

CNC VINA bắt đầu  bắt đầu triển khai phương pháp sản xuất tinh gọn từ năm 2012

CNC VINA bắt đầu  bắt đầu triển khai phương pháp sản xuất tinh gọn từ năm 2012. Ảnh CNC VINA

Sau 8 tháng các dự án triển khai thành dự án đã đạt được một số kết quả tích cực:

Dự án 1: Tăng tỷ lệ dự án thiết kế đúng tiến độ theo là: 50% (Tăng 19% so với 31% trước cải tiến). Tiết kiệm chi phí cơ bản cho công ty khoảng 105,6 triệu đồng mỗi năm.

Dự án 2: Tăng tỷ lệ đơn hàng hoàn thành đúng tiến độ từ 22% lên 64% tại Lắp ráp Cơ và từ 11% lên 55% tại Lắp ráp Điện. Tiết kiệm được trên 39 triệu đồng trong giai đoạn 4-5 tháng áp dụng.

Dự án 3: Giảm tỷ lệ tồn kho vật tư chung giảm từ 60% xuống 40% so với tổng kho. Tiết kiệm khoảng 300 triệu đồng mỗi năm cho công ty. Ngoài ra còn loại bỏ rất nhiều lãng phí do lưu trữ dư thừa, nhầm lẫn kiểm kê, thao tác sai…

Ngoài những chi phí tiết kiệm, lợi ích kinh tế, lợi nhuận trực tiếp, việc áp dụng thành công dự án Lean còn giúp thay đổi nhận thức tư duy trong cách nghĩ, cách làm của nhiều cán bộ công nhân viên, giúp họ nắm được kỹ năng giải quyết các vấn đề, kỹ năng làm việc theo nhóm và sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ phận trong công ty, nâng cao năng lực sản xuất tạo tiền đề cho việc nhân rộng các dự án Lean khác tại công ty trong thời gian tiếp theo.

Từ sự thành công CNC VINA, Mô hình sản xuất tinh gọn Lean đã đem đến những bài học thực tiễn và áp dụng triển khai mô hình này.

Thứ nhất: Do tình chất liên quan chặt chẽ đến quá trình sản xuất kinh doanh chính, khách hàng và đường hướng chiến lược đề ra, dự án Lean cần được thấu hiểu từ lãnh đạo công ty. Lãnh đạo cần cam kết và cung cấp nguồn lực cần thiết để thực hiện dự án.

Thứ hai: Vì dự án Lean cần sự tham gia hợp tác của nhiều vị trí bộ phận, Do đó việc hiểu rõ lợi ích và phổ biến đến toàn thể cán bộ nhân viên sẽ giúp cho quá trình thực hiện diễn ra trôi chảy và hợp tác nhiệt tình trong suốt thời gian triển khai.

CNC VINA đã rút ra được nhiều bài học quý giá nhờ áp dụng thành công phương pháp sản xuất tinh gọn

CNC VINA đã rút ra được nhiều bài học quý giá nhờ áp dụng thành công phương pháp sản xuất tinh gọn. Ảnh Viện Năng suất Việt Nam

Thứ ba: Kỹ năng xác định vấn đề ban đầu để lựa chọn dự án là rất quan trọng. Đối với một công ty khi bắt đầu dự án Lean thì việc xác định vấn đề nên đáp ứng 4D: Dễ thấy (vấn đề), Dễ lấy (số liệu), Dễ tìm (nguyên nhân), Dễ nhìn thấy (kết quả) để tạo tiền đề nhân rộng cho các dư án sau.

Thứ tư: Trong quá trình thực hiện dự án việc quản lý dự án đúng thời gian và lộ trình đề ra là rất quan trọng. Bởi nhóm dự án là những người kiêm nhiệm ngoài công việc tham gia dự án họ cần theo các công việc hàng ngày, do đó chuyên gia tư vấn cần có kỹ năng thúc đẩy và lựa chọn đúng thời điểm, thường xuyên liên lạc với nhóm dự án là việc hết sức cần thiết. Trên thực tế, ngoài sự nỗ lực từ phía chuyên gia thì sự tham gia và thúc đẩy bởi lãnh đạo công ty là yếu tố chính.

Thứ năm: Một trong các yếu tố dẫn đến thành công trong suốt lộ trình dự án phải kể đến là sự mềm dẻo, kiên trì, nỗ lực hết mình của chuyên gia tư vấn. Khi cùng làm việc với các nhóm dự án thì tính linh hoạt thể hiện ở việc kiểm soát các cuộc tranh luận và bất đồng ý kiến. Giải quyết các vấn đề cần trên cơ sở mềm dẻo và rõ ràng. Đây cũng là một trong các kỹ năng mềm rất cần thiết đối với chuyên gia.

Rất nhiều người hoài nghi về tính thành công của dự án Lean đặc biệt đối với doanh nghiệp Việt Nam. Bởi việc áp dụng Lean là áp dụng tư duy đổi mới, cần dựa trên nền tảng văn hóa doanh nghiệp, ý thức của cán bộ nhân viên. Tuy nhiên qua thực hiện dự án Lean tại CNC-VINA dù là thành công mới chỉ là bước đầu nhưng cũng là tín hiệu cho thấy chỉ cần doanh nghiệp dám nghĩ dám làm, sẵn sàng thay đổi thì Dự án Lean sẽ được nhân rộng và áp dụng thành công rộng rãi hơn nữa.

Đinh Ly (T/h)

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang