Cảnh báo bệnh than xuất hiện trở lại

author 06:35 01/11/2014

(VietQ.vn) - Bệnh than đang có xu hướng bùng phát trở lại tại một số vùng. Chủ động phòng chống bện và tiêm phòng vaccine cho gia súc là biện pháp quan trọng hàng đầu

Tình trạng bệnh than

Trong vòng 5 năm trở lại đây ghi nhận 14 ổ dịch Nhiệt thán tại 14 xã, ở 8 huyện, thuộc 4 tỉnh miền núi phía Bắc. Cụ thể như thể như: ở tỉnh Cao Bằng vào năm 2010, 2011, 2012; tỉnh Điện Biên vào năm 2011, 2012, 2013, 2014; tỉnh Lai Châu vào năm 2010, 2011; tỉnh Hà Giang. Hiện nay, ở Hà Giang, ổ dịch đã được khống chế, gia súc đã được tiêm phòng và những gia súc chết đã được xử lý đốt, chôn đúng theo quy định. Phần lớn các ca bệnh Nhiệt thán (bệnh than) xuất hiện trên trâu, bò, ngựa, dê chủ yếu là trong 1 hộ gia đình, nhiều nhất là 4 hộ như trường hợp ổ dịch ở xã Đức Hạnh, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng năm 2011. Số gia súc mắc bệnh ở mỗi xã chủ yếu từ 1 đến 3 con, nhiều nhất là 19 con. Mỗi năm có khoảng 1 đến 2 xã có dịch, nhiều nhất là năm 2011 có 6 xã của 3 tỉnh có dịch và năm 2012 có 5 năm xã của 2 tỉnh có ổ dịch Nhiệt thán

Dấu hiệu xuất hiện bệnh than

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) cho biết, qua theo dõi đặc điểm dịch tễ của bệnh, các tỉnh thuộc khu vực miền núi phía Bắc liên tục xuất hiện các trường hợp gia súc mắc bệnh nhiệt thán trong những năm gần đây và thường xuyên có người bị mắc bệnh này do ăn thịt gia súc mắc bệnh, chết.  Để chủ động ngăn chặn triệt để dịch bệnh nhiệt thán (bệnh than) lây bệnh cho gia súc và người, Bộ NN&PTNT đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh miền núi phía Bắc tuyên truyền sâu rộng, liên tục bằng nhiều hình thức phù hợp về tính chất nguy hiểm của bệnh nhiệt thán, đồng thời hướng dẫn người dân các biện pháp chủ động phòng bệnh cho người và gia súc.

Bộ NN&PTNT cho biết, người tham gia mổ thịt gia súc ốm, chia thịt, ăn thịt rất dễ bị lây bệnh. Phổ biến là thể lở loét ngoài da. Vết xây xát nhanh chóng sưng to có thuỷ thũng xung quanh rồi vỡ thành mụn loét, có bờ sâu, giữa mụn thối nát màu đen, kèm theo sốt. Nếu nhiễm vi khuẩn vào đường hô hấp thì thấy chóng mặt, đau ngực, khó thở, ho khan. Nếu ở thể ruột thì bị nôn mửa, đau bụng, ỉa chảy, chướng bụng, thở khó. Thể phổi và thể ruột rất nguy hiểm có thể dẫn đến chết sau một hai ngày.

 

Cảnh báo bệnh Nhiệt thán từ gia súc lây sang người


Bệnh than ở động vật làm trâu, bò, ngựa chết đột ngột. Ảnh minh họa

Tác nhân gây bệnh than

Bệnh nhiệt thán (hay bệnh than) do trực khuẩn Bacillus anthracis gây ra. Trực khuẩn được Koch phân lập từ năm 1876. Đây là trực khuẩn lớn, bắt màu Gram âm và có khả năng sinh bào tử ( nha bào). Bào tử than rất bền vững, có tồn tại trong tự nhiên có thể tới mấy chục năm mà vẫn còn khả năng gây bệnh. Khả năng chịu nhiệt và để kháng với các hóa chất khẻ trùng của bào tử rất cao. Nếu tác động bằng phenol 5%, bào tử có thể tồn tại tới 40 ngày.

Bệnh sinh: Tác nhân gây bệnh qua da bị tổn thương hoặc qua niêm mạc đường hô hấp tiêu hóa. Tùy đường vào cơ thể sẽ có các biểu hiện lâm sàng khác nhau: Thể bệnh ở da, thể phổi hoặc thể ruột.Thời kỳ ủ bệnh ngắn và không quá 2-3 ngày, đôi khi dài hơn 6-7 ngày.

Thể da là thể hay gặp nhất, chiếm tới 99% các trường hơp bệnh than. Ở thể da, tại chỗ vi khuẩn xâm nhập sẽ phát sinh nốt sần, trở thành mụn nước, mụn nước, mụn mủ rồi hoại tử màu đen ở giữa, xung huyết và phù ở xung quanh. Đôi khi có viên bạch hạch. Thể bệnh da không phải lúc nào cũng kèm theo nhiễm khuẩn máu. Tỷ lệ tử vong của than thể da thấp hơn các thể nội tạng, khoảng 5%

Khi nhiễm bệnh trực khuẩn than qua đường hô hấp sẽ tiến triển nhanh chóng thành than thể phổi với biểu hiện viêm phổi và nhiễm khuẩn huyết. Thể này tỷ lệ tử vong rất cao.Khi nhiễm khuẩn theo đường tiêu hóa, sẽ phát sinh tổi thương loét ở ruột và kèm theo nhiễm khuẩn huyết. Thể này gây tử vong với tỷ lệ rất cao.

Phòng chống bệnh than

Chủ động phòng chống bệnh Nhiệt thán (hay còn gọi là bệnh than) trên gia súc ngay sau khi phát hiện ổ dịch tại huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Công điện khẩn đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh miền núi phía Bắc tập trung chỉ đạo tuyên truyền về tính chất nguy hiểm của bệnh, đồng thời hướng dẫn người dân biện pháp chủ động phòng bệnh cho người và gia súc.

Trả lời phỏng vấn trên báo VOV, ông Đàm Xuân Thành - phó cục trưởng cục thú y (Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn) cho biết, có nhiều qui định đưa ra về phòng chống bệnh than. Ví dụ như toàn bộ gia súc ở những vùng có ổ dịch cũ cần phải được thiêm phòng vaccine chống bệnh than.

Ông Thành cho biết thêm: "Khi phát hiện gia súc mắc bệnh than thì tuyệt đối không được mổ thịt mà phải tiêu hủy, chôn và quản lý các hố chôn.Gần đây nhất, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Công điện khẩn số 8552 chỉ đạo các địa phương phòng chống dịch Nhiệt thán, Cục Thú y cũng đã cử đoàn công tác đến tỉnh Hà Giang trực tiếp kiểm tra, chỉ đạo phòng công tác chống dịch. Nhưng tất cả những vấn đề chúng ta đã nói thì vấn đề tiêm phòng vaccine cho gia súc là biện pháp quan trọng hàng đầu. Tức là những gia súc ở những vùng ổ dịch cũ là phải được tiêm phòng 100%. Thứ hai phải tuyên truyền để người dân khi phát hiện gia súc mắc bệnh Nhiệt thán không được giết mổ và ăn thịt mà phải thông báo cho cơ quan chức năng để xử lý theo quy định như là tiêu hủy, chôn và đổ bê tông hố chôn".

Linh Mỹ ( Tổng hợp từ An ninh thủ đô, VOV, Y tế Hà Giang)

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang