Bộ Giáo dục có nên ngừng làm sách giáo khoa ?

author 15:20 12/06/2014

(VietQ.vn) - Bộ Giáo dục vẫn nên viết sách giáo khoa nhưng không yêu cầu các trường bắt buộc phải học bộ sách đó, mà có quyền lựa chọn...

Bộ Giáo dục có nên "buông" sách giáo khoa?

Những lý lẽ cho rằng, Bộ Giáo dục và Đào tạo nên "buông" sách giáo khoa sẽ giống như việc yêu cầu Bộ Quốc phòng "buông" sản xuất vũ khí, Bộ Y tế "buông" quản lý các bệnh viện công, Bộ Giao thông Vật tải "buông" hàng không...

Các trí thức "Tây học", nếu không thận trọng, sẽ dễ mắc luận điểm "Mặt Trăng nước Mỹ tròn hơn Mặt Trăng Việt Nam". Bởi ở Mỹ và nhiều quốc gia có nền kinh tế phát triển, nhiều thể chế của họ đã hoàn thiện, khối tư nhân phát triển nhiều mặt, nên có điều kiện tham gia trong mọi lĩnh vực.

Bộ Giáo dục có nên

Bộ Giáo dục có nên "buông" làm sách giáo khoa ?

Nhưng ở Việt Nam, những mặt hàng thiết yếu như xăng, sữa, điện...dù được "siết" chặt quản lý, nhưng chất lượng và giá cả vẫn chưa như ý muốn. Đã có những câu hỏi nghi vấn "nhóm lợi ích" giữa các công ty sữa với nhau?

Vì thế, nếu "phó mặc" cho tư nhân làm toàn bộ sách giao khoa thì đâu là cơ sở để chúng ta tin tưởng, những "ông chủ đứng sau" sẽ không thao túng giá?

Người ta có thể nhịn uống sữa cả đời chứ không thể nhịn đọc sách giáo khoa, dù trong thời gian ngắn.

Mặt khác, với các môn học có nội dung liên quan đến chính trị như Văn học, Địa lý và Lịch sử thì có nên để cho khối tư nhân viết sách?

Viết sách nhưng không độc quyền

Một nhược điểm gây lo lắng là nếu chỉ có Bộ Giáo dục và Đào tạo viết sách giáo khoa sẽ dẫn đến "độc quyền - lợi ích nhóm" và không chịu sức ép lớn để cái tiến nội dung liên tục.

Bởi vậy, cần tính đến việc Bộ vẫn tiến hành biên soạn một bộ sách giáo khoa nhưng không bắt buộc các trường phải học theo bộ sách này. Vẫn khuyến khích tư nhân tham gia biên soạn sách, nhất là các môn Khoa học Tự nhiên và Ngoại ngữ.

Tất cả các sách giáo khoa trước khi bán ra đều phải qua một Hội đồng độc lập thẩm định.

Nghị quyết 44 của Quốc hội năm 2000 cũng cho phép Bộ Giáo dục và Đào tạo tập hợp trí thức để biên soạn sách giáo khoa.

Có như vậy, vừa đảm bảo những yếu tố "định hướng" trong giáo dục, vừa khuyến khích cạnh tranh để nâng cao chất lượng sách và giảm giá bán.

Hoàng Tuân

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang