Bộ Giáo dục nhân hệ số điểm ưu tiên có đúng không ?

author 05:46 18/08/2014

(VietQ.vn) - Việc Bộ Giáo dục nhân hệ số điểm ưu tiên vừa đúng về mặt Toán học, vừa đúng về ý nghĩa xã hội.

Trao đổi với chúng tôi, TS Trần Nam Dũng, ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, người từng thi Olympic Toán (IMO) khẳng định, việc Bộ GD-ĐT nhân hệ số 4/3 vào điểm cộng các ngành có nhân hệ số là phù hợp về mặt Toán học.

Thế nhưng, nhiều người lại đang nghi ngờ Bộ GD-ĐT tính sai điểm ưu tiên, ưu ái cho những người có điểm thấp thì đỗ, điểm cao thì trượt...như một số tờ báo vừa qua đăng tin.

Cộng điểm và nhân hệ số ưu tiên để đảm bảo công bằng xã hội

Cộng điểm và nhân hệ số ưu tiên để đảm bảo công bằng xã hội

Trước hết, nếu lập luận rằng: "Điểm môn thi chính của thí sinh bằng nhau và tổng điểm xét tuyển bằng nhau (trước khi áp công thức nhân hệ số) thì dùng công thức nào đi nữa cũng phải cho ra kết quả cuối cùng phải bằng nhau. Nói nôm na các thí sinh này phải cùng đỗ hoặc cùng trượt chứ không có chuyện người đỗ, người trượt..."

Đây là suy diễn SAI. Vì có thể cùng điểm, cùng đăng ký vào một ngành của một trường nhưng người chọn nguyện vọng 1 lại đỗ, còn người chọn nguyện vọng 2 lại trượt.

Thứ hai, là trong chuyện có hay không cộng điểm ưu tiên, hẳn nhiên, nhiều trường chỉ mong muốn lấy những thí sinh điểm cao nhất để dễ lựa chọn, chứ không muốn cộng điểm. Nhưng hãy nhìn nhận cộng điểm là chính sách nhân văn của Nhà nước. Nhiều lĩnh vực khác trong xã hội, những người thiệt thòi hơn cũng được ưu ái hơn. Và giả sử các em được cộng điểm không xứng đáng học ĐH thì trong quá trình học sau này cũng bị thải loại.

Thứ ba, việc nhân hệ số 4/3 cho điểm cộng là ĐÚNG ĐẮN. Giống như số tiền Nhà nước hỗ trợ cho thương binh, bà Mẹ Anh hùng...đều tính theo hệ số lương cơ bản. Khi lương cơ bản tăng thì mức hỗ trợ cũng tăng (đó là chưa kể việc xây nhà tình nghĩa và tặng quà...)

Điều cuối cùng là những người phản đối cộng điểm và nhân hệ số viện dẫn "công bằng xã hội"; khi cho rằng, có em đạt điểm cao hơn mà không đỗ do có em được điểm thấp được cộng điểm đã "chiếm chỗ".

Nhưng công bằng là gì? Như một lãnh tụ vĩ đại của chúng ta từng nói đại ý, công bằng không phải là chia đều như nhau, mà là người khỏe phải có ý thức làm nhiều việc hơn người yếu. Mặt khác, những em được cộng từ 2 điểm trở lên đều phải ở những hoàn cảnh thiệt thòi rất lớn so với bạn bè (con thương bệnh binh hoặc ở các vùng sâu, vùng xa). Đâu phải chỉ có mấy điểm cộng mà các em đó đỗ ĐH, mà cái chính là sự nỗi lực của các em mới có tổng điểm (chưa cộng ưu tiên) phải khá thì khi cộng ưu tiên mới đỗ ĐH.

Hoàng Tuân

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang