Bộ trưởng Thăng: 'Đừng để báo chí bêu rếu rồi mới sửa đường, vô lý lắm'

author 10:16 19/11/2015

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng đã yêu cầu Tổng cục Đường bộ phải luôn biết trước thông tin của báo chí, phát hiện hỏng ở đâu xử lý luôn ở đó, cùng lắm biết để lộ thông tin chứ đừng để bêu rếu xong mới sửa, vô lý lắm.

Ảnh minh họa

Chiều 18/11/2015, Bộ Giao thông vận tải đã có cuộc họp liên quan đến công tác sửa chữa, khắc phục hư hỏng hằn lún vệt bánh xe mặt đường bê tông nhựa tại các dự án mở rộng quốc lộ 1 đoạn Hà Nam – Thừa Thiên Huế - Cần Thơ.

599.621 mđường hư hỏng

Năm 2013, bối cảnh kinh tế nước ta khó khăn, nợ công tăng cao nhưng Quốc hội vẫn thông qua dự án mở rộng quốc lộ 1. Điều này thể hiện quyết tâm của Bộ Giao thông vận tải, đảm bảo giao thông vận tải đi trước mở đường.

Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Thăng, sản xuất công nghiệp điều kiện công nghệ kỹ thuật hiện đại còn có lỗi, hàng triệu ô tô vẫn bị thu hồi. Việc sửa chữa, mở rộng giao thông lại ở ngoài trời, đổ thảm bê tông đáng ra đảm bảo 1 thời gian mới đi thì đây cứ “trèo lên đi ngay”. Nên việc hư hỏng là không tránh khỏi.

Tại cuộc họp, ông Hoàng Hà, Tổ phó tổ đặc nhiệm của Bộ Giao thông đã báo cáo về tình hình sửa chữa, khắc phục hư hỏng hằn lún vệt bánh xe mặt đường bê tông nhựa tại các dự án mở rộng quốc lộ 1 đoạn Hà Nam – Thừa Thiên Huế - Cần Thơ.

Theo ông Hà, đến ngày 15/11/2015, có 599.621mđường bê tông nhựa hư hỏng tại các dự án mở rộng quốc lộ 1 đoạn Hà Nam – Cần Thơ, chiếm 2,34%. Trong đó, 344.817 m đường có tỷ lệ hư hỏng hằn lún vệt bánh xe ≥ 2,5 cm, còn với tỷ lệ  < 2,5 cm thì có 254.804 mđường hư hỏng.

Các nhà thầu đã tiến hành xử lý 558.948 m2 đường chiếm 93,22% tổng số hư hỏng đã thống kê. Ngoài ra, 1.185 m2 đường đang được xử lý và 39.488 m2 đường tiếp tục được theo dõi.

Sau khi nghe báo cáo, Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông nhận xét, trong báo cáo sửa chữa, cào gạt chiếm tỷ lệ chủ yếu. Điều này chỉ đảm bảo giao thông thôi chứ chưa thực sự là sửa chữa. Hơn nữa, một số nhà thầu chưa đạt còn chần chừ nên phải có quy định cụ thể về thời hạn.

“Áp lực sửa chữa không lớn, tỷ lệ không quá cao nhưng nó cục bộ, đã xử lý là xử lýPS��t điểm. Yêu cầu Cục quản lý xây dựng tổ chức triển khai với chủ đầu tư từng đoạn, có người trực tại đó để giám sát hoàn thành”, ông Đông yêu cầu.

Bộ trưởng Thăng cho rằng không đổ lỗi mà phải giải thích rõ nguyên nhân của kết quả này. Bộ Giao thông vận tải cần rút kinh nghiệm từ dự án quốc lộ 1 để tiếp tục triển khai các dự án khác như dự án cảng sân bay quốc tế Long Thành và dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.

Không lấy tiền nhà nước sửa sai

Bộ trưởng Thăng cho rằng việc con đường hàng chục nghìn tỷ vừa sử dụng đã hỏng, chụp ảnh lên hết sức kinh khủng, nhiều ổ gà là không được. Mỗi người dân không đi hết đoạn đường 1.600 km ấy nên người ta chỉ đánh giá đoạn đường mình đi bị hỏng là hợp lý.

“Hơn nữa, mang tiếng 2,34% hư hỏng nhưng thực tế ổ gà, vết nứt còn nhiều hơn thế. Vì thế, phải tập trung khắc phục sửa chữa hư hỏng vừa thể hiện trách nhiệm, vừa là danh dự của ngành giao thông vận tải”, ông Thăng nhấn mạnh.

Bộ trưởng Thăng cũng đã trực tiếp giao cho Thứ trưởng Đông trên cơ sở những nghị quyết của cuộc họp, các văn bản hướng dẫn của bộ, mời tất cả các nhà thầu có liên quan, các ban quản lý, họp triển khai cụ thể để chốt thời gian cho các giải pháp khắc phục.

“Nếu không khắc phục kịp thời, Bộ giao cho ban quản lí thuê nhà thầu khắc phục và trừ vào tiền bảo hành của nhà thầu trước. Đối với từng vị trí, phải đánh giá, có giải pháp cụ thể, tránh tình trạng như quốc lộ 5 có vị trí sửa đến 5 lần vẫn hỏng”, Bộ trưởng chỉ đạo.

Đối với Phòng Kế hoạch - Đầu tư, người đứng đầu ngành giao thông vận tải yêu cầu báo cáo tổng hợp lại toàn bộ quốc lộ 1 từ biên giới Lạng Sơn đến mũi Cà Mau.

Đồng thời, tiếp tục làm 1 báo cáo bổ sung cho đại biểu quốc hội về quốc lộ 1. Trên cơ sở này, phòng kiểm tra những đoạn cần sửa chữa, trình Thủ tướng xin phép sử dụng vốn dư ngoài 14.259 tỷ đồng còn dư của quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh để sửa chữa khắc phục.

Bộ trưởng nhấn mạnh, vốn dư ngoài số phòng kế hoạch đầu tư đã báo cáo, chắc chắn còn nữa vì dự phòng 10% về thay đổi khối lượng chưa được báo cáo.

“Còn lại chỗ khác ai làm sai người đó chịu trách nhiệm. Trách nhiệm đầu tiên là nhà thầu và từng thứ trưởng nào phụ trách. Không được lấy tiền của nhà nước, tiền dự phòng để sửa sai”, ông Thăng nhấn mạnh.

Ngoài ra, Bộ trưởng cũng giao cho Tổng cục Đường bộ tiếp nhận các dự án đã hoàn thành đưa vào khai thác. Các Cục quản lý đường bộ, Chi cục quản lý đường bộ phải quản lý 1 cách cụ thể chi tiết. Hệ thống sơn kẻ vạch, đèn giao thông, biển báo,… nếu không làm xong Tổng cục Đường bộ sẽ làm và trừ tiền của nhà thầu.

Đối với Cục quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông, Bộ trưởng Thăng yêu cầu, đơn vị này khẩn trương đôn đốc các chủ thể liên quan trả tiền bồi thường do rung nứt trong quá trình thi công cho các hộ dân bị ảnh hưởng.

Theo Bizlive


 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang