Cách phân biệt dọc mùng và ráy tránh ngứa ‘rách miệng’

author 06:04 24/06/2015

(VietQ.vn) - Rất nhiều người đã bị á khẩu, cứng hàm không nói được, ngứa “rách miệng” vì ăn nhầm cây ráy thay vì dọc mùng. Vậy làm thế nào để phân biệt 2 loại này cây này tránh sự việc đáng tiếc?

Tối qua 22/6, Khoa cấp cứu, Bệnh viện đa khoa Đồng Nai đã tiếp nhận 2 bệnh nhân nhập viện trong tình trạng miệng méo, sưng 2 má, không nói được. Đó là chị C.T.N.M. (KP.2, phường Bình Đa, TP Biên Hòa) và anh C.B.C. (KP 4, phường Tân Biên, TP Biên Hòa).

Được biết, vào chiều tối cùng ngày, chị M. và anh C. đi cùng nhóm bạn đến ăn tối tại một quán ăn trên đường Võ Thị Sáu (thuộc phường Thống Nhất, TP Biên Hòa). Khi ăn đến món lẩu Thái, chị M. vừa ăn 1 miếng rau nhìn giống như dọc mùng (hay còn gọi là bạc hà) thì bị đau dữ dội ở vùng họng, vùng lưỡi, vùng má và không thể nói được. Để kiểm chứng, anh C. cũng nếm thử loại rau này, sau đó cũng bị triệu chứng tương tự nên được bạn bè đưa đi cấp cứu tại bệnh viện. Cả 2 bệnh nhân phải nhập viện để theo dõi tình trạng dị ứng và ngộ độc thức ăn.

Cách phân biệt dọc mùng và ráy tránh ngứa ‘rách miệng’

Dọc mùng (trái) và ráy (phải)

Trên một diễn đàn, chị Thu Minh (Hà Nội) cũng chia sẻ, đã từng đi mua dọc mùng về ăn. Lúc vắt dọc mùng, tay chị bị dị ứng, nổi mẩn và ngứa trầm trọng. Nghĩ do không sơ chế đúng cách nên bị vậy nên chị vẫn liều chế biến và đến lúc ăn, vừa cho 1 miếng vào miệng, chưa kịp nuốt thì khắp miệng đau rát như bị kim đốt. Sau đó, là khó thở, lưỡi và miệng cứng lại không thể mở ra hay nói được. Chị vội đi khám và mất rất nhiều tiền cho việc điều trị.

Dọc mùng hay ráy?

Nói về hiện tượng này, các chuyên gia về sức khỏe cho biết, có thể các bệnh nhân đã ăn nhầm phải cây ráy vốn dĩ rất giống dọc mùng về đặc điểm hình dáng.

Ráy là loại thân cây. Lá và thân ráy sống có thể gây ngứa và dị ứng với da. Hàm lượng sapotoxin có trong cây ráy chính là nguyên nhân gây nên các triệu chứng tê môi lưỡi và cứng hàm. Loại độc tố này chỉ có thể mất hoặc giảm đi khi được nấu thật chín, không nên thiếu hiểu biết mà ăn sống cây ráy.

Chia sẻ kinh nghiệm, chị Thu Huyền (Cầu Giấy, Hà Nội) thừa nhận: Rất khó phân biệt 2 loại cây này. Tuy nhiên, dọc ráy nhìn thô hơn, màu xanh đậm hơn; dọc mùng nhìn mềm mại hơn, màu hơi ngả vàng.

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, cây ráy thường hay bị nhầm lẫn với các loài khác như khoai sọ còn gọi là khoai nước và dọc mùng.

Ráy có lá nhiều hình khiên, phần hợp sinh giữa 2 thùy gốc phiến rất hẹp, cuống lá to mập; còn khoai sọ không có những đặc điểm này.

Phân biệt loài ráy và cây dọc mùng:

  Cách phân biệt dọc mùng và ráy tránh ngứa ‘rách miệng’

Được biết, ráy có công dụng làm thuốc. Thân cây ráy cạo sạch vỏ xanh thái chỉ, phơi khô kiệt, sao thật kỹ tới khi có màu nâu đậm, dùng 50g đun với nước tới sôi khoảng 5- 10 phút, dùng uống có tác dụng làm mát gan, tẩy độc đặc biệt đối với những người chức năng gan yếu, uống nhiều rượu hoặc ngộ độc rượu, gout, bí tiểu.

Người Dao ở Ba Vì lấy thân cây ráy cạo bỏ vỏ ngoài, thái lát, phơi khô kết hợp với các vị thuốc khác dùng chữa tê thấp, nhức mỏi chân tay.

Thân (cây) ráy giã nát, đắp vào nơi bị bỏng nước sôi làm giảm bỏng rát, tránh phồng rộp và phục hồi vết bỏng nhanh. Củ ráy có tác dụng chữa mụn nhọt tốt khi kết hợp với nghệ, dầu vừng, dầu thông và sáp ong. Theo dân gian, thân (cây) ráy thường ngứa nhưng lại được dùng trị cảm tốt. Người bị cảm gió, lấy thân (cây) ráy tươi giã nát, đánh lên mình mẩy sẽ hết cảm nhanh mà không ngứa, ngược lại nếu thấy ngứa thì không phải bị cảm...

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang