Cấm gây tê tủy sống sản phụ sinh mổ: Thứ trưởng Bộ Y tế làm rõ thông tin

author 11:54 05/07/2017

(VietQ.vn) - Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Việt Tiến cho biết, công văn cấm gây tê tủy sống chỉ dành cho các trường hợp sản bệnh lý.

Mới đây, Bộ Y tế ban hành công văn gửi các cơ sở y tế về việc sử dụng phương pháp vô cảm trong mổ lấy thai. Trong đó nêu rõ, sau khi tiến hành theo dõi, giám sát và thẩm định những trường hợp sản phụ tử vong tại các địa phương, cũng như tiếp thu ý kiến phản ánh của một số đơn vị, Bộ Y tế nhận thấy, trong số các trường hợp mổ lấy thai (mổ bắt con) bằng phương pháp gây tê tủy sống trên những sản phụ có các triệu chứng sản giật, tiền sản giật nặng, rau bong non, rau tiền đạo thể bán trung tâm hoặc trung tâm… có nguy cơ cao xảy ra một số tai biến như bệnh cảnh của tắc mạch ối, ngừng tim, rối loạn đông máu, suy đa tạng.

cam-gay-te-tuy-song-san-phu-sinh-mo-thu-truong-bo-y-te-lam-ro-thong-tin

 Cấm gây mê tủy sống chỉ dành cho các trường hợp sản bệnh lý. Ảnh minh họa

Bộ Y tế đề nghị các đơn vị y tế trên toàn quốc (Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư; Các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; Cục Quân y trực thuộc Bộ Quốc phòng; Cục Y tế trực thuộc Bộ Công an; Cơ quan y tế của các bộ, ngành) chỉ đạo các đơn vị y tế có triển khai phương pháp phẫu thuật bắt con (bao gồm cả bệnh viện ngoài công lập) áp dụng phương pháp gây mê nội khí quản đối với những sản phụ nói trên, không được thực hiện phương pháp gây tê tủy sống nhằm giảm nguy cơ xảy ra biến chứng với sản phụ đẻ mổ.

Văn bản trên sau khi được ban hành đã khiến dư luận hoang mang, bởi rất nhiều các bà bầu sinh mổ đã từng “kinh” qua phương pháp gây mê tủy sống. 

Trước những băn khoăn của dư luận, Báo Giao Thông dẫn lời Thứ trưởng Tiến khẳng định: “Việc ban hành văn bản này tới các cơ sở y tế là một khuyến cáo, đặc biệt là đối với các Khoa Sản ở tuyến dưới. Nơi vốn thi thoảng vẫn có sự lựa chọn sai lầm (gây tê tủy sống) đối với sản phụ vốn có nhiều nguy cơ gây chảy máu, bệnh lý đặc biệt… Tuy nhiên, không phải bắt buộc tuyệt đối, những thai phụ có nguy cơ cao như đã nêu, lại kèm thêm các bệnh lý khác, cần phải hội chẩn để tìm giải pháp tối ưu nhất với mục tiêu là sự an toàn của sản phụ và thai nhi”.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến, báo Sức khỏe và đời sống thông tin, không chỉ riêng Việt Nam mà trên toàn thế giới với biện pháp mổ lấy thai thì bác sĩ đều sử dụng biện pháp gây tê tuỷ sống với tỷ lê vào khoảng trên 95%. Với trường hợp đặc biệt không gây tê tuỷ sống chỉ dưới 5%.

“Với 5% này nếu gây tê tuỷ sống rất nguy hiểm cho người mẹ vì trong mổ nếu tụt huyết áp, băng huyết, thậm chí có trường hợp còn ngừng tuần hoàn khi mổ lấy thai thì việc điều trị khó khăn. Nếu chủ quan sẽ phải trả giá đắt cho việc mổ lấy thai bằng gây tê tuỷ sống này”- Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến nói.

Chiêm ngưỡng Naked bike Kawasaki Z1000 độ tem cam-đen cực ‘ngầu’(VietQ.vn) - Chiếc Kawasaki Z1000 với tông cam đen sặc sỡ được lấy cảm hứng từ chính chiếc mũ bảo hiểm của chủ xe.

Với các biến chứng khi gây tê tuỷ sống, Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến cho biết kỹ thuật này hiện nay đã rất tốt, bác sĩ đều áp dụng. Trước đây, gây tê tuỷ sống bằng kim to thường có 1 di chứng, biến chứng là đau đầu, đau gáy nhưng bây giờ bác sĩ dùng kim nhỏ nên di chứng không còn nữa, so với gây mê thì gây tê tuỷ sống an toàn hơn.

Với gây mê nội khí quản khi mổ, Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến cho rằng trong từng trường hợp bác sĩ mới lựa chọn gây tê tuỷ sống hay gây mê nội khí quản. Chọn phương pháp nào do bác sĩ nhưng cũng có trường hợp chống chỉ định tương đối hay tuyệt đối với các phương pháp.

Lâm Anh (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang