Căn bệnh khiến nghệ sĩ Thanh Sang hôn mê nguy hiểm đến mức nào?

authorTrần Thanh 08:00 09/04/2017

(VietQ.vn) - Nghệ sĩ Thanh Sang hiện đang nhập viện và hôn mê sâu. Vậy căn bệnh mà ông mắc phải nguy hiểm đến mức nào?

Sự kiện: Cảnh báo sức khỏe

Nghệ sĩ Thanh Sang đã được gia đình đưa vào bệnh viện Gia Định chiều 4/4 vì sức khỏe của ông suy yếu. Khi đến bệnh viện, nghệ sĩ cải lương gạo cội vẫn tỉnh táo, tự mở cửa, leo lên băng ca và nói về tình trạng khó thở của mình cho bác sĩ.
Tuy nhiên, sau vài ngày bệnh tình của NSƯT Thanh Sang trở nặng hơn. Theo kết quả các bác sĩ cho gia đình biết vào sáng 8/4, tim mạch, phổi và thận đều bị suy. Thêm vào đó, NSƯT Thanh Sang còn bị xuất huyết não và hôn mê sâu.
Căn bệnh khiến NSƯT Thanh Sang hôn mê nguy hiểm đến mức nào?

Nghệ sĩ Thanh Sang trong một vở diễn 

Gia đình NSƯT Thanh Sang đã định đưa ông về nhà nhưng các bác sĩ khuyên nên ở lại bệnh viện để tiếp tục theo dõi. Hiện nghệ sĩ đang nằm tại phòng hồi sức của bệnh viện và được con trai chăm sóc.

Căn bệnh nghệ sĩ mắc phải nguy hiểm đến mức nào?

Báo Sức khỏe & Đời sống đưa tin, những bệnh nhân còn sống sau chảy máu não nặng thường bị di chứng nặng nề, nhiều trường hợp ở trong tình trạng sống thực vật và sẽ chết do bội nhiễm, suy kiệt. Tỷ lệ tử vong của xuất huyết não trong vòng 30 ngày là 50%, trong đó một nửa số bệnh nhân tử vong trong 2 ngày đầu tiên. Trong những trường hợp sống sót, chỉ có khoảng 1/5 số bệnh nhân có thể sống tự lập tại thời điểm 1 năm sau xuất huyết não.

Có nhiều loại chảy máu khác nhau, nguy hiểm nhất là chảy máu bán cầu đại não ở sâu, y học gọi lụt não thất. Biểu hiện ra bên ngoài là hôn mê sâu, kèm co cứng toàn thân, cơn co giật, đôi khi có “nôn chất đen” và sốt. Nếu phát hiện muộn và không cấp cứu kịp thời, tỷ lệ tử vong rất cao (81%). Xuất huyết não có xu hướng tái phát mạnh.

Xuất huyết não thường để lại nhiều di chứng cho người bệnh. Hai di chứng quan trọng hay gặp nhất ở người đột quỵ là liệt vận động và rối loạn ngôn ngữ. Bệnh thường để lại hậu quả nặng nề như cấm khẩu, liệt nửa người, rối loạn thị lực. Trong phần lớn các ca, sự hồi phục rất hạn chế.

– Liệt vận động chỉ gặp ở một bên thân người nên gọi là liệt nửa người.

– Rối loạn ngôn ngữ: thường là không thể nói được, hoặc nói khó.

Những bệnh nhân còn sống sau chảy máu não nặng thường bị di chứng nặng nề, nhiều trường hợp ở trong tình trạng sống thực vật và sẽ chết do bội nhiễm, suy kiệt. Tỷ lệ tử vong của xuất huyết não trong vòng 30 ngày là 50%, trong đó một nửa số bệnh nhân tử vong trong 2 ngày đầu tiên. Trong những trường hợp sống sót, chỉ có khoảng 1/5 số bệnh nhân có thể sống tự lập tại thời điểm 1 năm sau xuất huyết não.

Có nhiều loại chảy máu khác nhau, nguy hiểm nhất là chảy máu bán cầu đại não ở sâu, y học gọi lụt não thất. Biểu hiện ra bên ngoài là hôn mê sâu, kèm co cứng toàn thân, cơn co giật, đôi khi có “nôn chất đen” và sốt. Nếu phát hiện muộn và không cấp cứu kịp thời, tỷ lệ tử vong rất cao (81%). Xuất huyết não có xu hướng tái phát mạnh.

Hiện nay, vấn đề điều trị và phục hồi chức năng (PHCN) cho người bệnh sau khi bị xuất huyết não còn là một vấn đề khó khăn do đòi hỏi thời gian, công sức và tiền bạc. Tại các cơ sở y tế hiện nay việc thu dung điều trị và PHCN cho người bệnh sau xuất huyết não cũng không được nhiều, chủ yếu còn phải dựa vào gia đình và cộng đồng.

Người bệnh nếu được điều trị và phục hồi chức năng sớm, khoa học và chuyên sâu sẽ có khả năng phục hồi cao hơn, khả năng tai biến lần sau cũng sẽ bị hạn chế đi.Thường sau 6 tháng hồi phục chức năng cơ thể người bệnh tuy vẫn tiếp tục nhưng chậm lại và thường để lại ít nhiều di chứng, có di chứng khó hồi phục trở lại bình thường.

Khả năng phục hồi sau xuất huyết não tùy thuộc vào mức độ thương tổn của thần kinh. Nếu vùng não thương tổn lớn khả năng phục hồi rất kém, nếu vùng não bị thương tổn là ít thì khả năng phục hồi sẽ cao.

Theo bác sĩ Hồ Xuân, BV Phục hồi chức năng tỉnh Bắc Ninh, để phòng ngừa chứng bệnh nguy hiểm này, những người có nguy cơ cần thường xuyên đo huyết áp, thăm khám định kỳ để phát hiện các xáo trộn trong cơ thể. Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tái khám đúng hẹn và chống mọi căng thẳng trong cuộc sống.  Kiểm soát cân nặng, không nên để cơ thể quá béo, tránh lạm dụng các chất gây ra xuất huyết não như rượu bia; tăng cường vận động để mạch máu dẻo dai hơn. Đáng lưu ý là những dấu hiệu tế nhị như thoáng líu lưỡi khi nói, khuỵu chân, đột nhiên trượt tay đánh rơi đồ vật đang cầm. Thậm chí có thể thoáng mất định hướng về không gian và thời gian. Từ những tiền triệu nêu trên, những người vốn có bệnh tăng huyết áp hoặc đã bị tai biến phải chú ý để ứng phó, hạn chế biến chứng.

Trần Thanh (t/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang