Cảnh báo gia tăng số người mắc bệnh sởi

authorNgọc Nga 08:26 01/11/2017

(VietQ.vn) - Theo báo cáo của Sở Y tế TP Hà Nội, trong tuần qua ghi nhận 12 trường hợp mắc bệnh sởi. Lũy tích năm 2017 là 168 trường hợp, 1 trường hợp tử vong.

Theo báo cáo tình hình dịch bệnh của Sở Y tế Hà Nội, từ ngày 23-29/10 đã ghi nhận 789 trường hợp mắc sốt xuất huyết, giảm 73 trường hợp so với tuần trước, trong đó 20/30 quận, huyện có số mắc giảm; 8/30 quận, huyện có số mắc tăng: Hai Bà Trưng (tăng 26), Hà Đông (tăng 14), Long Biên (tăng 5), Sóc Sơn (tăng 3), Mỹ Đức (tăng 3), Thanh Oai (tăng 2), Phúc Thọ (tăng 2), Ứng Hòa (tăng 1); 02 quận, huyện số mắc tương đương. Trong tuần không ghi nhận trường hợp tử vong do sốt xuất huyết.

Như vậy, tính từ đầu năm đến nay, toàn thành phố ghi nhận 35.239 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 07 trường hợp tử vong. Số bệnh nhân đã khỏi là 34.602 (chiếm 98,2%). Hiện còn 637 bệnh nhân đang điều trị tại các bệnh viện. Số ổ dịch đã được khống chế là 5.042/5.243 (chiếm 96,2%), hiện toàn thành phố chỉ còn 201 ổ dịch đang hoạt động.

Lũy tích từ đầu năm, toàn TP Hà Nội ghi nhận 168 trường hợp mắc sốt phát ban dạng sởi và 1 trường hợp tử vong. Ảnh minh họa
Lũy tích từ đầu năm, toàn TP Hà Nội ghi nhận 168 trường hợp mắc bệnh sởi và 1 trường hợp tử vong. Ảnh minh họa

Ngoài ra, tình hình dịch tay chân miệng, trong tuần ghi nhận 25 trường hợp mắc. Lũy tích từ đầu năm đến nay là 691 trường hợp, không có trường hợp tử vong. Giảm 63% so với cùng kỳ năm 2016.

Trong tuần ghi nhận 12 trường hợp mắc bệnh sởi. Lũy tích năm 2017 là 168 trường hợp, 1 trường hợp tử vong. 

Ông Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, theo dự báo của các chuyên gia, bệnh sốt xuất huyết tiếp tục được khống chế, không có đỉnh dịch thứ 2 nếu duy trì các hoạt động chống dịch quyết liệt như hiện nay. Hà Nội sẽ tiếp tục duy trì mạnh mẽ công tác chỉ đạo, điều hành phòng chống dịch và tiếp tục nâng cao năng lực hệ thống giám sát, cảnh báo, đáp ứng nhanh,… để giảm tối đa các ca mắc mới, bảo vệ sức khỏe của người dân thành phố.

Để ngăn chặn dịch thành công, ngành y tế cũng khuyến khích người dân không nên chủ quan, tiếp tục kiểm tra, vệ sinh các dụng cụ chứa nước trong nhà, ngăn ngừa lăng quăng/bọ gậy, tự phòng tránh muỗi đốt, tiếp tục phối hợp với cán bộ y tế và chính quyền trong các hoạt động phòng chống dịch.

Cách phân biệt bệnh sởi với sốt phát ban(VietQ.vn) - Có không ít người nhầm lẫn sởi với sốt phát ban, do vậy chưa có cách chăm sóc kịp thời khi trẻ mắc bệnh. Dưới đây là một số đặc điểm phân biệt 2 loại bệnh này.

Theo ông Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội, bệnh sởi xuất hiện rải rác quanh năm, thường phát triển mạnh vào mùa đông - xuân. Tuy nhiên, năm nay bệnh sởi bùng phát nhanh vào thời điểm mùa thu. Trẻ nhỏ từ 9-18 tháng tuổi chưa được tiêm phòng sởi đầy đủ có nguy cơ mắc bệnh rất cao.

Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), sởi là một bệnh truyền nhiễm gây dịch, do virus sởi gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi hoặc cũng có thể gặp ở người lớn, do chưa được tiêm phòng sởi hoặc đã tiêm phòng nhưng chưa được tiêm đủ liều.

Bệnh hay xảy ra vào mùa đông xuân, khi thời tiết ẩm kéo dài. Bệnh sởi rất dễ lây lan, đặc biệt là ở những nơi tập trung đông người như trong trường học. Bệnh lây theo đường hô hấp qua các giọt bắn dịch tiết từ đường hô hấp của người mắc bệnh hoặc cũng có thể qua tiếp xúc trực tiếp hoặc qua bàn tay bị ô nhiễm với các dịch tiết đường hô hấp có chứa mầm bệnh. Trẻ em không được tiêm vaccine sởi và những người không có miễn dịch với virus sởi đều có thể bị mắc sởi.

 Ngọc Nga (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang