Chuyện bi hài ở Lạng Sơn: Trạm ‘BOT thôn’ thu tiền cả người đi bộ

author 17:00 20/03/2017

(VietQ.vn) - Đi bộ qua cầu Hát Cáy, xã Vân Mộng, huyện Lộc Bình (tỉnh Lạng Sơn) cũng mất phí 5.000 đồng. Lí do bởi cầu do tư nhân làm, giống cầu đường BOT đang mọc lên khắp nơi.

Tháng 5/2014, một hợp đồng kinh tế giữa UBND xã Vân Mộng (huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn) với doanh nghiệp tư nhân Đức - Tín - Hưng (doanh nghiệp chi tiền xây cầu Hát Cáy) do ông Nguyễn Đình Đông làm chủ, về việc thu phí đối với người đi bộ và các phương tiện khi qua cầu Hát Cáy.

bot lạng sơn
bot lạng sơn

Theo đó, doanh nghiệp tư nhân Đức - Tín - Hưng tự bỏ kinh phí để xây dựng cầu Hát Cáy với tổng chiều dài 132m, chiều rộng mặt cầu 3m. Cầu có trọng tải xe qua lại là 5 tấn, do ông Đông tự thiết kế và thi công với tổng giá trị 1,5 tỉ đồng.

Hợp đồng cũng ghi rõ, sau khi hoàn thành công trình, nguồn kinh phí sẽ huy động từ các hộ dân và những người có nhu cầu qua lại. Mỗi gia đình sẽ đóng góp 500.000 đồng/năm, gia đình chính sách được giảm một nửa. Cũng theo hợp đồng, số tiền đóng góp này chỉ bao gồm xe máy và người đi bộ qua cầu, còn các phương tiện khác phải đóng phí mỗi lần qua lại và đóng góp trong 10 năm, sau 10 năm sẽ giao lại cầu cho xã quản lý.

bot lạng sơn

Cầu Hát Cáy. Ảnh Doãn Hưng

Trong điều 2 của hợp đồng ghi rõ, ông Nguyễn Đình Đông được quyền thu thêm phương tiện và khách vãng lai, những hộ gia đình qua lại không đóng góp theo năm sẽ đóng với mức phí như sau:

Người đi bộ là 5.000 đồng cả đi và về; xe máy 10.000 đồng cả đi và về (những người không thuộc diện đóng góp theo năm nếu ngồi sau xe máy sẽ thu 5.000 đồng/người); xe công nông máy 8 là 10.000 đồng cả đi và về; xe công nông 30.000 đồng cả đi và về; xe ô tô con 30.000 đồng cả đi và về; xe ô tô tải dưới 1.000kg 30.000 đồng cả đi và về; xe tải trên 1.000kg 50.000 đồng cả đi và về; xe khách trên 9 chỗ 50.000 đồng cả đi và về.

bot lạng sơn

Bảng phí dành cho người đi bộ và xe cơ giới. Ảnh Doãn Hưng

bot lạng sơn

Trạm thu phí. Ảnh Doãn Hưng

Đến nay, cây cầu đã hoàn thành và tiến hành thu phí được một thời gian dài. Một khách vãng lai kể: “Lúc đi qua hỏi người gác là sao đi bộ cũng mất tiền thì họ bảo nếu không muốn mất tiền thì lội xuống suối mà đi”.

Nghe thì có vẻ buồn cười nhưng ở nhiều nơi, đặc biệt là khu vực miền núi, do địa phương không có kinh phí nên ra đời các “trạm BOT” như vậy cũng là hợp lý. Thực ra, nói là thu phí cả người đi bộ nhưng ở nơi xa xôi như xã Vân Mộng cũng ít khi có người lạ vào xã, nên có thu cũng chẳng được bao nhiêu. “Mô hình” thu phí này bản chất không khác nhiều so với các dự án BOT tư nhân đang nhan nhản khắp nơi, đi đâu cũng gặp.

Nhưng có một số điểm khác biệt. Đó là những cây cầu như Hát Cáy kia, trước khi làm thì chính quyền, chủ đầu tư đều có sự bàn bạc, thống nhất với nhân dân địa phương. 

Điểm khác biệt thứ 2 là tại cây cầu Hát Cáy, nếu người dân không muốn mất tiền đi qua cầu thì có thể chọn cách… lội suối. Nhưng với các dự án BOT thì người dân gần như không có sự lựa chọn khác là phải đi trên con đường đã làm.

Quan trọng hơn, các dự án BOT bị lấp dưới một tấm màn mơ hồ về thông tin, cả về đấu thầu dự án, phương thức thu hồi vốn, nguồn vay, cả về minh bạch thu chi để người dân giám sát.

NGỌC HÙNG

Ban Tuyên giáo Quảng Ninh thông tin về việc Nhà thờ giáo xứ Trà Cổ(VietQ.vn) - Phó trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Ninh vừa thông tin một số nội dung xung quanh việc xây dựng Nhà thờ giáo xứ Trà Cổ, TP Móng Cái.

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang