Chuyên gia Amcham 'hiến kế' giúp Việt Nam thúc đẩy kinh tế phát triển bền vững

author 13:57 25/01/2020

(VietQ.vn) - Bà Amanda Rasmussen, Chủ tịch Phòng thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam nhấn mạnh, thúc đẩy kinh tế phát triển bền vững, hệ thống pháp lý, nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng, sự đổi mới… đóng vai trò then chốt.

Trước khi đưa gia những góp ý về việc thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững tại Việt Nam, bà Amanda Rasmussen, Chủ tịch Phòng thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam (Amcham) cho hay, Amcham đã và đang mang đến các sản phẩm chất lượng cao và công nghệ kỹ thuật hiện đại, dịch vụ và kinh nghiệm cho Việt Nam. “Chúng tôi hợp tác với Việt Nam để phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao và tiên tiến. Đồng thời, muốn hợp tác để phát triển cơ sở hạ tầng, đảm bảo bảo toàn năng lượng và tăng cường sự phát triển bền vững; thúc đẩy lực lượng cạnh tranh toàn cầu, tạo ra công việc chất lượng…”, đại diện Amcham nhấn mạnh.

Để thúc đẩy phát triển bền vừng, theo bà Amanda Rasmussen, việc phát triển một hệ thống pháp lý thuận lợi đóng vai trò quan trọng. “Xây dựng một khung pháp lý công bằng, minh bạch, ổn định và hiệu quả mà trong đó coi trọng sự đổi mới giúp Việt Nam thu hút, duy trì, phát triển thương mại và đầu tư chất lượng cao”, bà Amanda Rasmussen nhấn mạnh.

Về chính sách thuế, đại diện Amcham mong muốn chính sách thuế, gồm: áp dụng hiệu lực hồi tố là một trong các quan ngại lớn nhất của doanh nghiệp thành viên Amcham. Do vậy, bà kêu gọi các quy định của OECD về chuyển giá, cho phép thỏa thuận về giá giao dịch liên kết để hỗ trợ việc lên kế hoạch kinh doanh.

 Phát triển một hệ thống pháp lý thuận lợi đóng vai trò quan trọng cho phát triển kinh tế bền vững

Bên cạnh đó, về vấn đề Hải quan, bà Amanda Rasmussen đánh giá cao nỗ lực và cải tiến của Tổng cục Hải quan Việt Nam. Tuy nhiên, bà cũng bày tỏ sự lo ngại về soạn thảo quy định chỉ trong thời gian ngắn có thể ảnh hưởng tới tính hiệu quả và ổn định của cơ chế mới.

Đại diện Amcham cũng mong muốn loại bỏ rào cản kỹ thuật thương mại. “Chúng tôi mong muốn Việt Nam loại bỏ các rào cản kỹ thuật thương mại thông qua các tiêu chuẩn dựa trên khoa học phù hợp với chuẩn mực quốc tế”, bà Amanda Rasmussen nói và đề xuất: “Việt  Nam thiết lập một quy trình tư vấn thường xuyên để giải quyết các chính sách liên quan”.

Giải phóng sự đổi mới và tiềm năng toàn diện của nền kinh tế kỹ thuật số

Doanh nhân từ lâu đã trở thành phần không thể thiếu đối với sự phát triển bền vững của Việt Nam. Với công cuộc cách mạng kỹ thuật số đang tác động tới mọi lĩnh vực, có nhiều yếu tố chủ chốt sẽ hỗ trợ sự đổi mới cần thiết để thúc đẩy tăng trưởng của nền kinh tế số Việt Nam. Tuy nhiên, có một vài khía cạnh đang tạo ra rào cản cho cỗ máy phát triển tiềm năng này và đe dọa giới hạn việc chuyển tiếp của Việt Nam đến công nghiệp 4.0.

Đầu tiên là kinh tế kỹ thuật số mở và tự do: Việc duy trì một nền kinh tế kỹ thuật số mở và tự do là chìa khóa duy trì tính cạnh tranh của Việt Nam, phát huy sự đổi mới. Do đó, bà Amanda Rasmussen kỳ vọng Việt Nam xây dựng các quy định áp dụng đối với công nghệ mới: trí tuệ nhân tạo, thanh toán điện tử, ví điện tử, thành phố thông minh…; gia tăng trình độ kỹ thuật cho lao động; thiết lập chính sách phù hợp… để nâng cao khả năng cạnh tranh, hiệu quả làm việc.

Thứ hai, về an ninh mạng. Tính toàn vẹn trong an ninh mạng rất quan trọng. Việc thiếu các tiêu chuẩn, chuẩn mực kỹ thuật số, chứng chỉ số, và những rui ro về đe dọa an ninh mạng có ámuwj hãm phát triển mạnh mẽ của cơ sở hạ tầng doanh nghiệp.

 Bà Amanda Rasmussen, Chủ tịch Phòng thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam (Amcham).

Thứ ba, về dịch vụ tài chính và công nghệ. Việc phát triển dịch vụ tài chính và công nghệ sẽ phụ thuộc vào khung pháp lý, chính sách và quy định mà trong đó, hỗ trợ đầu tư và cho phép các lĩnh vực này đóng góp vào ngành tài chính toàn diện và thịnh vượng của Việt Nam.

Phát triển cơ sở vật chất để thúc đẩy tăng trưởng bền vững

Đại diện Amcham cho hay, cơ sở vật chất là một trong những yếu tố quan trọng cho sự phát triển kinh tế Việt Nam, trong đó phụ thuộc nhiều vào: cảng, sân bay, đường xá, giao thông công cộng để hỗ trợ việc đi lại giữa con người và hàng hóa.

Các yếu tố như cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, cơ sở hạ tầng thành phố thông minh, cơ sở hạ tầng dịch vụ y tế… cần được quan tâm, phát triển. Trong đó, riêng về hạ tầng giao thông đi lại, đại diện Amcham mong muốn thúc đẩy việc làm thông thoáng cảng và sử dụng hiệu quả các cảng nước sâu.

Về thành phố thông minh, Amcham sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam phát triển khu vực đô thị thành phố thông minh, sáng tạo…

Phát triển lực lượng lao động cạnh tranh toàn cầu

Lực lượng lao động Việt Nam tăng nhanh, dồi dào cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, để thu hút đầu tư và nâng cấp kỹ thuật lao động, Việt Nam cần hành động thêm. Cụ thể, hiện đại hóa giáo dục để có các nhà quản lý, kỹ sư, kỹ thuật viên sản xuất, xây dựng, theo đó nâng cao chuỗi giá trị kinh tế. Cuối cùng là đầu tư cho tương lai.

 Thảo Nguyên

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang