Cuộc sống khốn khổ của người di cư trong các toa tàu bỏ hoang giữa trời tuyết lạnh

authorKhánh Hồng 16:37 15/01/2017

(VietQ.vn) - Bài viết của Daily Mail cho chúng ta cái nhìn rõ hơn về cuộc sống của người di cư tại Châu Âu

Chân của tôi bị lún sâu dưới nền tuyết khi đi bộ tiếp cận một đường ray xe lửa cũ, nơi có những toa tàu bỏ hoang dọc sông Sava (thuộc thủ đô Belgrade, Serbia) và những con người nhếch nhác.

Trước mặt tôi là hai toa tàu đổ nát – đằng sau có một ống khói nhô lên. Tôi với tay vén một tấm thảm màu nâu treo trên ô cửa. Bên trong là 8 thiếu niên, bên dưới là đống chăn lộn xộn giúp họ giữ ấm khi ngoài trời nhiệt độ giảm mạnh đến -15 độ C.

cuoc-song-khon-kho-cua-nguoi-di-cu-trong-cac-toa-tau-bo-hoang-giua-troi-tuyet

 Một trong những tòa tàu bỏ hoang - nơi người di cư đang tạm trú

Một trong số họ ho liên tục, nói với tôi rằng mình bị ốm. Một người nhìn mông lung ra cửa sổ. 1/3 trong số họ không có tất trong khi người thứ tư chỉ mặc một chiếc áo len và quần bông mỏng

Cảnh tượng đáng thương này đã quá quen thuộc trong rất nhiều bộ phim. Tuy nhiên, sự tuyệt vọng khủng khiếp của con người nay lại được tìm thấy ở nơi nhộn nhịp của một Châu Âu hiện đại, chứ không phải là một lục địa bị chiến tranh tàn phá từ thập kỷ trước đó.

cuoc-song-khon-kho-cua-nguoi-di-cu-trong-cac-toa-tau-bo-hoang-giua-troi-tuyet

 Bên trong là 8 thanh thiếu niên đang tránh cái rét -15 độ C với đống chăn mỏng

Tổ chức từ thiện ước tính có đến 2.000 người di cư và người tị nạn - nhiều người trong số họ chưa thành niên - đang quần tụ quanh các toa tàu vô chủ ở trung tâm Thủ đô Belgrade.

Họ là những người di cư từ Afghanistan, đang cố gắng tìm kiếm cuộc sống mới khỏi sự xung đột, hỗn loạn và nghèo đói vốn đang nhấn chìm đất nước quê hương họ. Người trẻ nhất cho biết mình chỉ mới 13 tuổi.

cuoc-song-khon-kho-cua-nguoi-di-cu-trong-cac-toa-tau-bo-hoang-giua-troi-tuyet

 Những thanh niên di cư bước qua tuyết trên đường ray xe lửa cũ ở Belgrade. Trên người họ không có nhiều quần áo ấm

Một số người đã trải qua 5 tháng trong điều kiện kinh khủng. "Giày của tôi rách hoàn toàn”, một thanh 15 tuổi nói. "Chúng không còn dùng được nữa, buộc tôi phải đi bộ trên nền đất lạnh giá”.  

Trong một toa tàu khác, 10 người đàn ông Afghanistan đang chia nhau một chảo trứng và một ổ bánh mì.

Hàng trăm người di cư đi lang thang gần đó, quấn trong chăn, hoặc ăn bữa ăn hàng ngày duy nhất là đậu hầm được phát miễn phí bởi các tình nguyện viên.

cuoc-song-khon-kho-cua-nguoi-di-cu-trong-cac-toa-tau-bo-hoang-giua-troi-tuyet

 Carmen Mohammad, 7 tuổi, đang ăn món đậu hầm được cung cấp bởi các tình nguyện viên

Tôi thấy trẻ em trước tuổi vị thành niên đang ngủ trong một nhà kho, tuyết tan chảy nhỏ giọt từ lỗ lớn trên mái nhà. Bên trong không khí thật ngột ngạt, đặt họ trong một cuộc đấu tranh tuyệt vọng để giữ ấm. Trong số đó có Nasir, 8 tuổi và anh trai Aziz, 10 tuổi

“Chúng rất đói và lạnh, thường khóc vào ban đêm”, anh lớn của đám trẻ, Gulagha, 30 tuổi, nói.

Gulagha cho biết mình và 2 em đã buộc phải chạy trốn sau khi phiến quân Taliban bắn chết cha mình. "Mẹ tôi nói rằng bà ấy sẽ không bao giờ tha thứ cho tôi nếu tôi không thể bảo vệ các em của mình".

cuoc-song-khon-kho-cua-nguoi-di-cu-trong-cac-toa-tau-bo-hoang-giua-troi-tuyet

 Nhóm người di cư giữ ấm quanh một đống lửa nhỏ

Các bác sĩ của tổ chức Medecins Sans Frontieres (MSF - Bác sĩ không biên giới) nói với tôi đã có 10 người mắc các bệnh do nhiễm lạnh trong tuần qua, một số trường hợp rất nghiêm trọng, 1 nửa trong số họ ở độ tuổi dưới 18.

"Châu Âu không thể tiếp tục thờ ơ với hàng ngàn người dân ở khu vực Balkan,' Andrea Contenta, cố vấn các vấn đề nhân đạo của MSF cho biết. “Cho dù họ là người tị nạn, người di cư, họ vẫn là những con người cần sự giúp đỡ".

cuoc-song-khon-kho-cua-nguoi-di-cu-trong-cac-toa-tau-bo-hoang-giua-troi-tuyet

 Những người di cư xếp hàng chờ được phát thức ăn miễn phí trong tuyết rơi bên ngoài một nhà kho bỏ hoang tại Belgrade. Ảnh: Reuters

Vấn đề vô cùng đơn giản: Người dân tiếp tục đổ xô đến châu Âu để tìm kiếm nơi trú ẩn an toàn hoặc sự thịnh vượng nhưng các quốc gia láng giềng đã đóng cửa biên giới với hàng rào, máy ảnh, bảo vệ vũ trang và chó nghiệp vụ, trong khi máy bay trực thăng quần thảo, giám sát trên bầu trời.

Khoảng 50 người di cư một ngày – có khi là gấp hai lần con số đó - được buôn lậu vào Serbia, hầu hết đều từ Afghanistan, Iraq, Pakistan và Syria, đi theo con đường Balkan cũ từ Hy Lạp.

cuoc-song-khon-kho-cua-nguoi-di-cu-trong-cac-toa-tau-bo-hoang-giua-troi-tuyet

 Những người di cư đốt lửa trên nền tuyến để giữ ấm. Ảnh AP

Liên Hợp Quốc ước tính đã có khoảng 7.500 người tị nạn và người di cư ở Serbia, hơn 3/4 trong số họ ở trong các trại chính thức. Nhóm cứu trợ tin rằng con số thực tế còn cao hơn nhiều - nhấn mạnh đến những cảnh tượng đau buồn ở Belgrade.

Ngồi trong cái lạnh buốt để ăn món hầm, ông Omar Mohammad, một giáo viên ở Mosul, phía bắc Iraq, người đang ở với con trai Carmen, 7 tuổi, và con gái Karben, 10 tuổi, kể: “Tôi sợ hãi với những cảnh tượng quá đỗi quen thuộc như cảnh chặt đầu của Nhà nước Hồi giáo, trẻ em bị buộc phải bắn người, những cô gái Yazidi bắt cóc và bán trên đường phố”.

"Tôi muốn các con tôi có một tương lai sang lạn hơn, ở nơi mà chúng có thể được đến trường và có một cuộc sống an toàn," ông nói.

Gia đình ông đã trả gần 8.000 USD để được thoát khỏi Mosul, đến Thổ Nhĩ Kỳ, sau đó thông qua Hy Lạp và đến Serbia. Bây giờ họ không còn tiền và hy vọng được phép vào Hungary, trước khi đến Phần Lan.

Nhiều người có thể bị mắc kẹt ở Serbia trong nhiều năm nếu họ đăng ký với cơ quan chức năng và tham gia danh sách chờ đợi chính thức khởi hành. Vì vậy, hầu hết cố gắng tìm cách vào nước láng giềng bằng các phương thức bất hợp pháp.

Hai tuần trước, lực lượng an ninh đã bắt một chiếc xe tải mang biển số Đức ở trung tâm Serbia và tìm thấy 41 người di cư trong cốp xe. Chiều cùng ngày, 36 người khác bị phát hiện trong một chiếc xe tải khác.

Một vài ngày trước đó, chính quyền Croatia tìm thấy một chiếc xe tải chứa 62 người di cư, một số ngất xỉu do ngộ độc khí carbon monoxide. Hai người đàn ông Iraq và một người phụ nữ Somali đã bị đóng băng đến chết trong những ngày gần đây tại Bulgaria.

 Khánh Hồng (theo IAN BIRRELL - Daily Mail)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang