Diện tích băng ở Nam Cực tăng chạm mức kỷ lục

author 16:46 10/10/2014

(VietQ.vn) - Theo công bố của NASA, diện tích băng tại Nam Cực đã chạm tới mức kỷ lục khi đạt 20 triệu km vuông kể từ năm 1979.

Kỷ lục băng ở biển Nam Cực mới đây phản ánh sự biến đổi đa dạng và phức tạp về môi trường của Trái đất, các nhà nghiên cứu của NASA cho biết.

 

Diện tích băng ở Nam Cực tăng chạm mức kỷ lục

Diện tích băng tại Nam Cực đã chạm tới mức kỷ lục khi đạt 20 triệu km vuông kể từ năm 1979. Ảnh Dailymail

Claire Parkinson, một nhà khoa học cao cấp tại Trung tâm Bay Vũ trụ Goddard của NASA đã đề cập đến những thay đổi về mức độ bao phủ của băng trên biển nam cực. Ông ví sự thay đôit này giống như là một mô hình thu nhỏ của sự thay đổi khí hậu toàn cầu.

Nhiệt độ ở một số vùng trên hành tinh của chúng ta đang lạnh hơn so với trung bình, ngay cả khi nhiệt độ trái đất đang nóng lên. Vì vậy, băng trên biển Nam Cực tăng lên đã đi ngược xu hướng chung của khí hậu.

Kể từ cuối những năm 1970, Bắc Cực đã giảm trung bình 20.800 km vuông diện tích băng một năm; Trong khí đó, Nam Cực tăng trung bình 7.300 km vuông một năm.

 

Diện tích băng ở Nam Cực tăng chạm mức kỷ lục

Biển Ross là khu vực có diện tích băng ra tăng mạnh nhất. Ảnh Dailymail

"Khí hậu trái đất ấm lên làm thay đổi thời tiết", Walt Meier, một nhà khoa học nghiên cứu tại Goddard cho biết. Tuy nhiên, sự nóng lên làm băng tan ở Bắc Cực lại mang đến không khí lạnh cho một số khu vực, trong đó có nam cực. Ở Nam Cực, vòng tròn băng hiển thị trên vệ tinh của NASA không thu hẹp mà ngày càng tăng lên tiến tới thiết lập một kỷ lục mới.

"Một phần nguyên nhân của sự tăng đột biến về diện tích là vị trí địa lý của khổi băng. Không có rào cản phía bắc xung quanh toàn bộ chu vi của băng, vì vậy, băng có thể dễ dàng mở rộng nếu điều kiện thuận lợi ", ông nói.

Diện tích băng ở Nam Cực tăng chạm mức kỷ lục

 

Các nhà nghiên cứu đang tiếp tục điều tra và đưa một số giải thích về hiện tượng này. Những khối áp thấp tập trung ở biển Amundsen có thể được tăng cường hoặc trở nên thường xuyên hơn trong khu vực. Điều này làm thay đổi hoàn lưu gió và quét không lạnh từ lục địa Nam Cực đến biển Ross.

"Những cơn gió thực sự đóng một vai trò quan trọng, tuyết rơi hay sự thay đổi dòng hải lưu, đưa nước lạnh đến bề mặt xung quanh khu vực băng sẵn có ở Nam Cực, cũng có thể giúp diện tích băng phát triển nhanh hơn", nhà nghiên cứu Meier nói.

Tuy nhiên, hiện tại, các nhà nghiên cứu vẫn chưa thể đưa ra kết luận cuối cùng.

Hương Giang (Theo Dailymail)

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang