Đừng mạo hiểm ăn gạo lứt thường xuyên

author 14:10 08/02/2017

(VietQ.vn) - Gạo lứt là nguồn thực phẩm được nhiều người tin dùng nhằm giảm cân, thanh lọc cơ thể…nhưng theo chuyên gia gạo lứt cũng tiềm ẩn nguy cơ gây hại sức khỏe nếu lạm dụng.

Theo Zing News, với phong trào thực dưỡng, ăn kiêng, gạo lứt đã trở thành một loại ngũ cốc được nhiều người tin dùng. Nhiều người còn truyền tai nhau những tác dụng “kinh điển” của gạo lứt từ giúp giảm cân, trị mụn, chống tiêu chảy, táo bón, giúp cắt cơn hen suyễn, chống suy nhược, thậm chí trị được bệnh nguy hiểm như đái tháo đường, ung thư,…

Trên thị trường, gạo lứt được bán khá phổ biến trong siêu thị, đại lý. Đặc biệt, trong các cửa hàng thực dưỡng, gạo lứt đang được tận dụng để chế biến thành nhiều loại thực phẩm.

Gạo lứt rất tốt cho cơ thể nhưng ăn quá nhiều sẽ có hại cho sức khỏe. Ảnh minh họa

Gạo lứt rất tốt cho cơ thể nhưng ăn quá nhiều sẽ có hại cho sức khỏe. Ảnh minh họa 

Tuy nhiên theo các chuyên gia, hiện nay chưa có nghiên cứu khoa học nào khẳng định tác dụng chữa bệnh của gạo lứt mà chỉ là lời truyền miệng. Nhiều người đã sử dụng và thu về lợi ích nhất định nhưng chúng cũng chỉ dừng lại ở việc hỗ trợ phòng bệnh.

Thực tế, loại ngũ cốc này chỉ chứa hàm lượng vitamin B1 và chất xơ cao, còn lại đều không đáng kể. Nếu muốn tận dụng được tác dụng của những thành phần đó, chúng ta cần phải ăn với số lượng rất nhiều. Bên cạnh đó, việc vitamin B1 dễ hòa tan trong nước, nên trong quá trình sử dụng nếu ngâm quá lâu hoặc vo gạo kỹ, lượng vitamin đó sẽ không còn. Trong quá trình nấu, nếu mở vung, vitamin sẽ bay hết.

Ăn nhiều thịt có thể chết sớm hơn bạn tưởng(VietQ.vn) - Thịt là thực phẩm không thể thiếu trong chế độ ăn hàng ngày tuy nhiên nếu ăn nhiều thịt sẽ có nguy hại khôn lường cho sức khỏe.

Theo các bác sĩ, chúng ta chỉ nên ăn gạo lứt 2-3 lần/tuần bởi dùng thường xuyên không mang nhiều lại lợi ích, thậm chí còn gây phản tác dụng. Khi ăn, bạn phải nhai thật kỹ cho đến khi ra nước mới nuốt, nếu không sẽ gây ra chứng khó tiêu.

Ngoài ra, theo báo VTC News, gạo lứt có khả năng hấp thụ asen tự nhiên trong đất và nước cũng như các kim loại nặng tốt hơn so với gạo tinh chế. Được biết, asen là một chất gây ung thư và hiện tại chưa có ngưỡng an toàn cho asen trong thực phẩm. Nhưng các chuyên gia cho rằng bạn không cần phải loại bỏ hoàn toàn gạo lứt ra khỏi khẩu phần ăn. Nhưng nên hạn chế những thực phẩm có thành phần là gạo lứt hoặc xi rô gạo lứt (thường được sử dụng như một chất tạo ngọt tự nhiên trong ngũ cốc hoặc món ăn nhẹ). Gạo lứt sẽ thật sự tốt cho sức khỏe nếu ăn một lần trong thời gian dài chứ không phải ăn hàng ngày.

Trẻ em, người gia, người gầy yếu không nên ăn gạo lứt thường xuyên.  Ảnh minh họa

Trẻ em, người gia, người gầy yếu không nên ăn gạo lứt thường xuyên.  Ảnh minh họa 

Liên quan tới gạo lứt, trước đó trả lời Chất lượng Việt Nam, PGS. TS Trần Đáng – nguyên Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế, Chủ tịch Hiệp hội thực phẩm chức năng cũng khẳng định, ở một số lứa tuổi như trẻ em, người cao tuổi, người thể trạng yếu, gầy gò, đang trong thời kỳ thai kỳ, bồi bổ sức khỏe, không nên ăn gạo lứt thường xuyên. Nếu ăn thường xuyên sẽ dẫn đến sức khỏe suy giảm, thiếu dưỡng chất, thiếu các vitamine và khoáng chất cần thiết đối với sự phát triển của cơ thể trẻ em, tăng sức đề kháng và bồi bổ cơ thể cho người già, người trong thời kỳ mang thai.

Cũng theo ông Đáng, mỗi người nên có một cơ chế sử dụng thực phẩm hợp lý, nên bổ sung nhiều nguồn dinh dưỡng khác nhau từ các loại thực phẩm. Không nên áp dụng một cơ chế dinh dưỡng thiên lệch, sẽ không tốt cho sức khỏe. Gạo lứt có những thành phần bổ ích cho cơ thể nên có tác dụng phòng bệnh rất tốt. Nếu người bệnh phó thác hoàn toàn cho gạo lứt lại là một sự mạo hiểm.

 An Dương (T/h)

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang