EU tiếp tục cảnh báo hàng thủy sản Việt Nam dư lượng kim loại nặng

author 12:34 07/10/2016

(VietQ.vn) - Mới đây, 11 lô hàng thủy sản Việt Nam bị EU cảnh báo dư lượng kim loại nặng (Hg, Cd) vượt mức giới hạn tối đa cho phép.

Cụ thể, báo NTD đưa tin, thông qua Hệ thống cảnh báo nhanh (RASFF) của Tổng vụ Sức khỏe và An toàn thực phẩm-Ủy ban châu Âu (EC), từ tháng 1 đến tháng 9/2016, Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NAFIQAD) đã nhận được thông tin về 11 lô hàng thủy sản của Việt Nam xuất khẩu vào EU bị cảnh báo dư lượng kim loại nặng (Hg, Cd) vượt mức giới hạn tối đa cho phép, tăng gấp 2,2 lần so với cả năm 2015.

Ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng NAFIQAD cho biết, số lô hàng thủy sản bị cảnh báo kim loại nặng bắt đầu tăng mạnh từ ngày 24/5/2016 khi Cơ quan thẩm quyền EU có văn bản cảnh báo số 16-814 yêu cầu Cơ quan thẩm quyền các nước thành viên kiểm tra tăng cường kim loại nặng đối với thủy sản của Việt Nam xuất khẩu vào Liên minh châu Âu.

Thủy sản của Việt Nam xuất khẩu vào EU bị cảnh báo dư lượng kim loại nặng.

Thủy sản của Việt Nam xuất khẩu vào EU bị cảnh báo dư lượng kim loại nặng. Ảnh minh họa

Theo tìm hiểu của TBKTSG Online, lý do cơ quan thẩm quyền của EU gửi văn bản như nêu trên cho các nước thành viên (và cả Việt Nam) để đề nghị kiểm soát chặt chẽ các lô hàng thủy sản nhập khẩu từ Việt Nam do xuất phát từ việc cá chết ở một số tỉnh khu vực miền Trung do sự cố môi trường biển hồi tháng 4 vừa qua.

Để tránh bị cơ quan thẩm quyền của EU tiếp tục cảnh báo các chỉ tiêu kim loại nặng, ảnh hưởng không tốt đến hình ảnh của thủy sản Việt Nam và việc tìm kiếm khách hàng, Cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Nafiqad) thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã yêu cầu các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu vào EU rà soát lại chương trình quản lý chất lượng, thiết lập và thực hiện các biện pháp tăng cường kiểm soát mối nguy kim loại nặng, trong đó, đặc biệt lưu ý đến việc kiểm soát nguồn gốc nguyên liệu thủy hải sản nhập về nhà máy để chế biến.

Đối với các Trung tâm chất lượng nông lâm thủy sản vùng, Nafiqad yêu cầu tiếp tục triển khai chặt chẽ hoạt động kiểm tra, chứng nhận lô hàng thủy sản xuất khẩu, trong đó, lưu ý ưu tiên lấy mẫu thẩm tra chỉ tiêu kim loại nặng đối với các lô hàng có thành phần nguyên liệu hải sản được nuôi trồng, khai thác, đánh bắt tại vùng biển các tỉnh miền Trung.

Thuốc tránh thai khẩn cấp gây biến chứng nguy hiểm khôn lường(VietQ.vn) - Thuốc tránh thai khẩn cấp được coi là một trong những biện pháp tránh thai an toàn nhưng nếu lạm dụng sẽ gây nhiều biến chứng nghiêm trọng.

Theo báo Kinh tế nông thôn, thời gian gần đây, sản phẩm thủy sản xuất khẩu của ta liên tiếp nhận được cảnh báo tồn dư kháng sinh cấm của hai thị trường xuất khẩu quan trọng là Mỹ và EU. Điều này gióng lên hồi chuông cảnh báo nếu các doanh nghiệp và người nuôi không thực hiện nghiêm túc quy trình nuôi an toàn thì nguy cơ mất những thị trường tiềm năng là khó tránh.

Trong khi đó, tình hình sử dụng kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản vẫn diễn biến phức tạp. Kết quả khảo sát của Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và PTNT) về tình hình sử dụng kháng sinh tại các hộ nuôi trồng thủy sản năm 2015 và 3 tháng đầu năm 2016 cho thấy, có đến 79,4% số hộ nuôi cá tra (cả nuôi thương phẩm và cá giống) được khảo sát có sử dụng kháng sinh. Tỷ lệ này đối với các hộ nuôi tôm là khoảng 68%.

Cụ thể, kết quả điều tra 139 hộ nuôi cá tra thương phẩm tại 3 tỉnh Bến Tre, Đồng Tháp và An Giang thấy, có đến 82,7% số hộ sử dụng kháng sinh. Trong đó, các loại kháng sinh và nguyên liệu kháng sinh cấm, hạn chế sử dụng trong nuôi trồng thủy sản như Enrofloxacin, Amoxiline, Tetracycline, Sunfa, Doxycycline… vẫn được sử dụng. Trong  những loại kháng sinh này, có nhiều loại đã bị các nước nhập khẩu thủy sản

Việc sử dụng kháng sinh tràn lan trong nuôi trồng thủy sản những năm qua đã ở mức báo động

Việc sử dụng kháng sinh tràn lan trong nuôi trồng thủy sản những năm qua đã ở mức báo động. Ảnh: DNVN

Kết quả điều tra 139 cơ sở sản xuất cá tra giống tại 3 tỉnh trên cũng cho kết quả có gần 76% cơ sở sử dụng kháng sinh. Trong đó, 100% các cơ sở được kiểm tra đều không làm kháng sinh đồ trước khi sử dụng.

Đối với tôm nuôi, kết quả điều tra 218 cơ sở nuôi thâm canh và bán thâm canh tại tỉnh Bạc Liêu cho thấy, có đến 67% cơ sở sử dụng kháng sinh trong quá trình nuôi. Hộ nuôi sử dụng kháng sinh để phòng bệnh từ khi thả nuôi đến khi tôm được 3 tháng tuổi.

Cục Thú y nhận định, việc sử dụng kháng sinh tràn lan trong nuôi trồng thủy sản những năm qua đã ở mức báo động, đặc biệt là các loại kháng sinh cấm, hạn chế sử dụng. Trong khi đó, việc nhập khẩu các loại kháng sinh này thời gian qua vẫn khá phổ biến.

 An Dương (T/h)

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang