Giao ban KH&CN các tỉnh Đồng bằng sông Hồng lần thứ X

authorMinh Hà 06:35 14/05/2015

(VietQ.vn) - Cần tập trung nguồn lực để hình thành Chương trình KH&CN cấp vùng để tập trung phát triển một số sản phẩm có tính liên vùng, sản phẩm thương hiệu Việt.

Sự kiện: Hoạt động Khoa học & Công nghệ

Đây là nội dung rất quan trọng được đưa ra tại Hội nghị giao ban khoa học và công nghệ các tỉnh Đồng bằng sông Hồng lần thứ X.

Hội nghị này do Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) và UBND thành phố Hải Phòng đã phối hợp tổ chức Hội nghị giao ban khoa học và công nghệ các tỉnh Đồng bằng sông Hồng lần thứ X. Sự kiện này diễn ra đúng vào dịp kỷ niệm 60 năm ngày giải phóng thành phố Hải Phòng.

Tại hội nghị, các đại biểu đã nghe báo cáo đánh giá của Vụ phát triển KH&CN địa phương và tập trung thảo luận kết quả hoạt động KH&CN vùng ĐBSH giai đoạn 2011-2015 những vấn đề đã làm được, những khó khăn cần được tháo gỡ, đồng thời thảo luận những định hướng phát triển KH&CN của các địa phương trong thời gian tới giai đoạn 2016-2020. 

Giao ban KH&CN các tỉnh Đồng bằng sông Hồng lần thứ X

Lãnh đạo Bộ KH&CN và UBND TP. Hải Phòng thăm quan các gian hàng trưng bày thành quả của KH&CN các tỉnh Đồng bằng sông Hồng

Theo ông Hồ Ngọc Luật – Vụ trưởng Vụ phát triển KH&CN địa phương, trong thời gian qua, hoạt động KH&CN của các tỉnh, thành phố vùng ĐBSH đã góp một phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương, của vùng và cả đất nước. Cụ thể, các tỉnh vùng ĐBSH đã thực hiện được 91 dự án KH&CN cấp nhà nước, cấp bộ. Nhiều dự án đã được triển khai mang lại hiệu quả cao như hoàn thiện công nghệ sản xuất tàu lăn, sản xuất xen lu lô composite từ vỏ trấu, sản xuất sơn Alkyd thân thiện với môi trường, sản xuất gạch không nung, công nghệ chế biến chuối tiêu hồng;… 

Tại Hội nghị, các đại biểu đã thẳn thắn chỉ ra những hạn trong hoạt động KH&CN của Vùng ĐBSH trong thời gian qua như: đầu tư cho KH&CN chủ yếu vẫn dựa vào nguồn ngân sách của nhà nước; hoạt động nghiên cứu triển khai còn dàn trải, chưa bám sát vào cơ cấu của địa phương; thiếu sự liên kết trong nghiên cứu phát triển sản phẩm mang tính chất vùng, miền; quá trình đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp còn rất chậm;… 

Giao ban KH&CN các tỉnh Đồng bằng sông Hồng lần thứ X

Quang cảnh hội nghị Giao ban KH&CN các tỉnh Đồng bằng sông Hồng lần thứ X

Để thúc đẩy KH&CN vùng ĐBSH phát triển hơn nữa, đa số các ý kiến cho rằng các địa phương cần cân bố bổ sung ngân sách từ địa phương để đảm bảo tối thiếu 2% tổng chi ngân sách địa phương cho KH&CN, đặc biệt là việc triển khai các nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh/thành phố. Theo đó, để tập trung nguồn lực để hình thành Chương trình KH&CN cấp vùng để tập trung phát triển một số sản phẩm có tính liên vùng, sản phẩm thương hiệu Việt; hình thành một số trung tâm Nghiên cứu ứng dụng cấp Vùng, cấp quốc gia, đảm bảo giải quyết các vấn đề lớn đáp ứng yêu cầu của từng vùng sản xuất,... 

Bên cạnh Hội nghị, còn diễn ra các hoạt động  trưng bày một số sản phẩm đặc sản của các địa phương trong vùng với sự tham gia của các Sở KH&CN vùng đồng bằng sông Hồng (Bắc Ninh, Hà Nam, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Vĩnh Phúc và Quảng Ninh, Bắc Giang) và các tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất các đặc sản, sản phẩm làng nghề tiêu biểu đã được bảo hộ trong Vùng. Đây là cơ hội để các các tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất các đặc sản, sản phẩm làng nghề của các tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Hồng giới thiệu, quảng bá các đặc sản, sản phẩm làng nghề đã và đang được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu đến người dân thành phố và du khách trong và ngoài nước, qua đó tạo điều kiện và cơ hội để các làng nghề trong Vùng tiếp cận thị trường và tăng cường giao thương.

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang