Lý do Nga bí mật gấp rút vũ khí 'át chủ bài' rời khỏi Syria trong lúc căng thẳng

author 19:15 02/06/2018

(VietQ.vn) - Trước tình hình Syria ngày càng nóng nhưng Nga lại bí mật gấp rút nhiều vũ khí tối tân ra khỏi chiến trường này. Trong số vũ khí này phải kể tới tàu đô đốc Grigorovich.

Sự kiện: Vũ khí quân sự nổi tiếng thế giới

Trong bối cảnh Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố, quân đội Nga sẽ phá hủy các tên lửa, tàu chiến và máy bay mà Mỹ và đồng mình dùng để thực hiện các chiến dịch tại Syria nếu cuộc tấn công nhằm quốc gia Trung Đông này đe dọa tính mạng của các binh sỹ Nga đang đồn trú tại đây. Và lực lượng phòng không được coi là "con át chủ bài" của quân đội Nga trong việc chống lại các đòn tấn công quân sự của Mỹ và đồng minh vào Syria.

Đặc biệt, đối với Nga và chính quyền Tổng thống Syria Assad, tác chiến phòng không được cho là yếu tố mang tính quyết định tới sự thành bại trong việc chống lại các đòn tiến công đường biển và đường không của Mỹ và đồng minh.

Hiện tại, Nga đã điều động toàn bộ hệ thống phòng không hiện đại nhất của mình tới chiến trường Syria. Trong đó nổi bật nhất là hệ thống phòng không S-400, S-300, hệ thống phòng thủ tên lửa duyên hải Bastion, hệ thống tên lửa đất đối không Buk M2, tên lửa Pantsir S-1 và một số hạm đội vô đối khó đối phương nào có thể địch nổi.

Nga chính là chiến trường tốt nhất để Nga thử lửa nhiều loại vũ khí uy lực. Ảnh: ANTĐ

 Nga chính là chiến trường tốt nhất để Nga thử lửa nhiều loại vũ khí uy lực. Ảnh: ANTĐ

Được coi là ngôi sao trong Hạm đội Biển Đen, "Đô đốc Grigorovich" là chiến hạm hiện đại nhất hiện nay của hải quân Nga tại Syria. Trong cuộc chiến tại Syria, tàu chiến này đóng vai trò chủ chốt trong việc tấn công phiến quân, tuy nhiên mới đây Nga lại đột ngột rút tàu chiến này về nước.

"Khinh hạm mang tên lửa Đô đốc Grigorovich (số hiệu 745) hiện đại nhất cùng tàu khu trục săn ngầm Pytlivy (số hiệu 868) đã hoàn thành nhiệm vụ trong biên chế của nhóm tác chiến đặc biệt của Nga ở biển Địa Trung Hải, và đang trên đường trở về cảng Sevastopol - căn cứ chính của Hạm đội. Hiện tại, 2 tàu chiến này đang vượt qua eo biển Dardanelles và Bosporus hướng tới Biển Đen", thuyền trưởng hạng 1 Vyacheslav Trukhachyov, phát ngôn viên Hạm đội Biển Đen Nga cho biết trong một thông báo hôm 31/5.

Việc đột ngột rút các tàu chiến cực mạnh trong đó có chiến hạm Đô đốc Grigorovich về nước trong bối cảnh cuộc chiến tại Syria tiếp tục leo thang, nguy cơ quân đội Syria mà Nga đang bảo vệ có thể bị Israel, Mỹ cũng như các lực lượng đối lập tấn công bất cứ lúc nào làm dấy lên nghi ngại rằng sức mạnh chiến phí ngày càng tăng cao khiến cho Nga phải cân nhắc triển khai đồng loạt các vũ khí cực mạnh tới đây.

Nga hé lộ vũ khí 'sát thủ' tóm sống mọi mục tiêu tàng hình khiến đối phương lo lắng(VietQ.vn) - Hệ thống Radar Struna-1 là vũ khí Nga được phát triển với mục đích tóm sống mọi mục tiêu tàng hình dù xa 500km khiến Mỹ, NATO lo lắng.

Trong bối cảnh kinh tế tiếp tục có tín hiệu xấu do lệnh cấm vận của Mỹ và phương Tây, Nga cần có những bước đi thích hợp để tiếp tục duy trì tầm ảnh hưởng tại Syria. Trong trường hợp cần thiết, việc tái điều những chiến hạm này có thể diễn ra ngay lập tức.

Trước đó, chiến hạm này từng làm nhiệm vụ tại Syria, phóng tên lửa Kalibr diệt IS. Sau cái chết của Trung tướng Asapov, Nga đã tái điều tàu này sang Địa Trung Hải.

Tàu hộ vệ Đô đốc Grigorovich được trang bị hệ thống phòng không tầm trung. Đây là chiếc tàu hộ vệ tên lửa đầu tiên thuộc Project 11356 do nhà máy Yantar đóng theo đơn hàng 6 chiếc từ Hải quân Nga, nhằm nâng cấp hiện đại hóa trang bị Hạm đội Biển Đen. Dự kiến, Grigorovich sẽ gia nhập Hải quân Nga trong tháng 8/2015.

Tàu hộ vệ tên lửa Đô đốc Grigorovich có lượng giãn nước toàn tải 4.035 tấn, được thiết kế cho nhiệm vụ tấn công tiêu diệt các mục tiêu trên bộ, trên biển và trên không.

Tàu hộ vệ là một trong những loại vũ khí tối tân của Nga sở hữu hàng loạt tên lửa cực mạnh đang triển khai rút khỏi cuộc chiến Syria. Ảnh: Kiến thức

Tàu hộ vệ là một trong những loại vũ khí tối tân của Nga sở hữu hàng loạt tên lửa cực mạnh đang triển khai rút khỏi cuộc chiến Syria. Ảnh: Kiến thức

Tàu hộ vệ tên lửa Đô đốc Grigorovich được khởi đóng ở nhà máy Yantar (tỉnh Kaliningrad) vào ngày 18/12/2010, chính thức được hạ thủy vào ngày 14/3/2014. Các cuộc thử nghiệm đầu tiên sẽ diễn ra trong tháng 4 này.

Nhà máy Yantar đang đóng 4 chiếc khác gồm: Đô đốc Essen, Đô đốc Makarov, Đô đốc Butakov và Đô đốc Istomin. Còn chiếc Đô đốc Kornilov vẫn chưa được khởi đóng. Dự kiến, 5 tàu còn lại sẽ bàn giao lần lượt trong giai đoạn 2016-2018.

Cận cảnh siêu hạm Project 11356 Đô đốc Grigorovich của hải quân Nga. Tàu được thiết kế tối ưu cho khả năng tàng hình trên biển, dài 124,8m, rộng 15,2m, mớn nước 4,2m, thủy thủ đoàn 190-220 người.

Con tàu được vũ trang rất mạnh mẽ với các hệ thống phóng tên lửa thẳng đứng được bố trí ở trước thượng tầng. Để chống tàu mặt nước, tàu hộ vệ Đô đốc Grigorovich trang bị 8 tên lửa hành trình siêu âm 3M-54TE Klub-N đạt tầm bắn hơn 200km, tốc độ siêu âm Mach 2,9m.

Trong tác chiến phòng không, lớp tàu này được trang bị tổ hợp tên lửa đối không tầm trung Shtil-1 với 3 module phóng thẳng đứng 3S90E. Mỗi module chứa 12 tên lửa 9M317E đạt tầm phóng đến 50km.

Nếu tên lửa địch vượt qua được tên lửa 3M917E thì chúng sẽ vấp phải lưới lửa của tổ hợp pháo - tên lửa phòng không cao tốc Kashtan-M. Trên Đô đốc Grigorovich trang bị 2 module Kashtan-M, mỗi bệ chiến đấu lắp 2 pháo phòng không 6 nòng cỡ 30mm (tầm bắn 5.000m) và 8 tên lửa 9M311 đạt tầm bắn xa tối đa 10km.

Trong tác chiến chống ngầm, tàu hộ vệ Grigorovich trang bị 2 bệ phóng bom phản lực chống ngầm RBU-6000 và 4 ống phóng ngư lôi hạng nặng 533mm. Có thể nói, khả năng tác chiến của Grigorovich ngang ngửa thậm chí vượt trội tàu hộ vệ, tàu khu trục của phương Tây.

 An Dương (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang