Mua thuốc kháng sinh không theo đơn bác sĩ ‘chết người như chơi’

author 17:06 21/09/2017

(VietQ.vn) - Theo Bộ Y tế, trong ngành y tế, đơn thuốc có ý nghĩa rất quan trọng nhưng hiện nay tình trạng bán thuốc kháng sinh không theo đơn ở mức báo động ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe người bệnh.

88% thuốc kháng sinh được bán thuốc theo đơn 

Thông tin trên Zing News, theo kết quả khảo sát gần đây do Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế phối hợp thực hiện cho thấy, cứ 10 người dân thì có tới 9 người mua thuốc kháng sinh mà không hề có đơn bác sĩ. Riêng lượng thuốc kháng sinh đã chiếm tới 1/4 số thuốc được bán ra mỗi ngày.

Khi bị sốt, người bệnh cho rằng đó là do nhiễm trùng nên chỉ cần uống kháng sinh là có thể khỏi bệnh. Cho nên, người bệnh tự đoán bệnh và tự đi mua thuốc uống.

Còn theo Đề án tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn giai đoạn 2017-2020, Bộ Y tế, ở Việt Nam, phần lớn kháng sinh được bán mà không có đơn, tỷ lệ này ở thành thị là 88% và 91% ở nông thôn. Kháng sinh đóng góp 13,4 % (thành thị) và 18,7% (nông thôn) trong tổng số doanh thu của cơ sở bán lẻ thuốc.

Mua thuốc kháng sinh không theo đơn sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe người bệnh. Ảnh minh họa

Mua thuốc kháng sinh không theo đơn sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe người bệnh. Ảnh minh họa 

Trong ngành y tế, đơn thuốc có ý nghĩa rất quan trọng cả về y khoa (chỉ định điều trị), kinh tế (căn cứ để tính chi phí điều trị) và pháp lý (căn cứ để giải quyết các khía cạnh pháp lý của hoạt động khám chữa bệnh và hành nghề dược, đặc biệt liên quan đến thuốc độc, gây nghiện...).

Một đơn thuốc được ghi nội dung đúng theo quy định, các thuốc kê hợp lý, ghi tên thuốc theo tên chủng quốc tế, hàm lượng, cách dùng, liều dùng,... sẽ giúp giảm thiểu sự lầm lẫn, sai sót trong cấp phát sử dụng, tiết kiệm thời gian và chi phí cho bệnh nhân.

Tình trạng chưa tuân thủ đầy đủ quy chế kê đơn thuốc ngoại trú đang diễn ra ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển. Nghiên cứu của Sanchez (2013) ở Tây Ban Nha cho thấy có tới 1.127 lỗi kê đơn xảy ra trong tổng số 42.000 đơn thuốc, trong đó phổ biến nhất là lỗi không đọc được 26,2%.

Mua thuốc không theo đơn bác sĩ nguy hiểm thế nào?

Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Khám chữa bệnh, Bộ Y tế, khó khăn thách thức trong quá trình hạn chế tình trạng kháng thuốc kháng sinh ở Việt Nam đó là chất lượng thuốc lưu thông trên thị trường chưa được kiểm soát chặt chẽ.

Việc người dân sử dụng kháng sinh giá rẻ, không kiểm soát được chất lượng làm giảm hiệu quả điều trị, ngày điều trị kéo dài cũng làm tăng nguy cơ kháng thuốc.

Nhiều người dân khi cảm, sốt, ho, sổ mũi… thường tự ra cửa hàng mua thuốc kháng sinh về uống. Mặc dù không có toa thuốc do bác sĩ kê nhưng khi người bệnh tới mua, các cửa hàng thuốc tây vẫn bán.

Điều đáng nói là việc mua, bán thuốc không theo đơn của bác sĩ đang gây ra nhiều hệ lụy như: Tính mạng người bệnh bị đe dọa, việc điều trị kéo dài và tốn kém, hình thành những bệnh dịch do kháng thuốc kháng sinh.

Tuyệt đối không được ăn quả thanh long vào buổi tối (VietQ.vn) - Quả thanh long vốn là loại trái cây được nhiều người ưa thích, cùng với đó chúng mang lại rất nhiều lợi ích cho cơ thể, tuy nhiên khi sử dụng vào buổi tối chúng lại trở thành “thuốc độc” đối với cơ thể.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Phạm Văn Bùi - Phó Giám đốc Bệnh viện Nguyễn Tri Phương chia sẻ trên TTXVN trước đó: Thực tế không có một kháng sinh nào diệt được tất cả các vi khuẩn. Chẳng hạn, kháng sinh chỉ diệt được một số vi trùng gây nhiễm trùng chứ không có tác dụng với những trường hợp nhiễm siêu vi, nấm, hay các con vi khuẩn đặc hiệu".

Bác sĩ Bùi cũng nhấn mạnh: "Hơn nữa, kháng sinh chỉ có tác dụng với nhiều điều kiện kèm theo như phải sử dụng đúng thuốc cho đúng loại vi khuẩn, phải chú ý đến liều lượng thuốc, uống thuốc vào thời gian nào là phù hợp, người bị gan, thận phải sử dụng thuốc kháng sinh nào phù hợp. Khi uống thuốc kháng sinh sẽ có hai kết quả, thứ nhất diệt được vi trùng gây bệnh; thứ hai khi không diệt được vi trùng sẽ kháng thuốc trở nên mạnh hơn. Tôi từng gặp nhiều trường hợp người bệnh bị hô hấp, nhiễm trùng tiểu đã bị kháng thuốc do dùng nhiều loại kháng sinh tùy tiện ở nhà, đến lúc vào bệnh viện thì không thể cứu chữa được".

Theo các bác sĩ, khi bệnh nhân đã bị kháng thuốc, bác sĩ sẽ phải đổi sang một loại thuốc khác, do đó thời gian điều trị sẽ dài hơn, thuốc phải tăng liều, chi phí điều trị có thể tăng lên từ 10 -20 lần.

Ngoài ra, ngay từ đầu bệnh nhân đã sử dụng thuốc kháng sinh liều mạnh để chữa bệnh nhưng bị kháng thuốc thì lần sau dù có sử dụng đúng kháng sinh cho đúng loại vi khuẩn gây bệnh vẫn không thể chữa được cho bệnh nhân. Khi đó, nếu là bệnh dễ lây lan sẽ tạo nên một đại dịch cho cộng đồng. Đây là điều vô cùng nguy hiểm cho xã hội.

An Dương (T/h)

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang