Các bước triển khai công cụ TPM tại doanh nghiệp

authorHòa Lê 10:45 26/01/2017

(VietQ.vn) - Thực hiện TPM là nhằm tối đa hóa hiệu suất thiết bị, nâng cao năng suất chất lượng với một hệ thống bảo trì được thực hiện.

Sự kiện: Chuyên đề: NÂNG CAO NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG

Trong các ngành công nghiệp ngày nay, các nhà máy có rất nhiều loại lãng phí xảy ra trong quá trình sản xuất. Các lãng phí này có thể xuất phát từ người công nhân vận hành, từ người bảo trì bảo dưỡng, quá trình, các vấn đề sửa chữa và không sẵn có các bộ phận lúc cần thiết,…

Các dạng lãng phí như thời gian dừng máy, thời gian nghỉ của công nhân, thời gian máy hỏng, sản phẩm hỏng,… một số lãng phí vô hình khác như máy móc vận hành dưới tốc độ cho phép quá lớn, thời gian khởi động dài, hỏng hóc máy móc và các điểm “thắt nút” trong quá trình. Vì vậy, mong muốn của các doanh nghiệp sản xuất là hướng đến “zero” các lãng phí, các sản phẩm lỗi, số lần hỏng hóc máy và các tai nạn xảy ra trong sản xuất.

Năng suất chất lượng: Các bước triển khai TPM

Việc thực hiện thành công công cụ TPM sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng 

Để giải quyết các vấn đề đó, bảo trì năng suất tổng thể – TPM (Total Productive Maintenance) đã phát triển phù hợp với nhiều ngành công nghiệp và triển khai tại nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các doanh nghiệp của Nhật Bản đã áp dụng từ rất sớm công cụ này.

TPM là một tư duy hay phương pháp quản lý liên kết hai khái niệm Bảo dưỡng (hay còn gọi là duy trì) và Năng suất chất lượng. Phương pháp này đang được áp dụng mạnh mẽ vào công nghiệp sản xuất và công nghiệp dịch vụ.

Top 10 ô tô ‘gây bão’ thị trường Việt năm 2016(VietQ.vn) - Dưới đây là 10 chiếc ô tô bán chạy nhất tại thị trường Việt trong năm 2016; gợi ý cho những ai đang muốn mua ô tô.

Thực hiện TPM giúp doanh nghiệp tối ưu hoá hiệu suất hoạt động, loại bỏ sự cố, sai sót của máy móc thiết bị thông qua việc tự bảo dưỡng máy móc trong quá trình sản xuất hàng ngày. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp hợp lý hoá chi phí sản xuất, cải tiến chất lượng sản phẩm và dịch vụ, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Để thực hiện TPM cần 12 bước, được chia thành 4 giai đoạn:

Giai đoạn chuẩn bị

Được thực hiện từ 3 đến 6 tháng, gồm các bước:

Bước 1: Lãnh đạo cao nhất giới thiệu TPM.

Bước 2: Đào tạo và giới thiệu TPM.

Bước 3: Hoạch định cách thức tổ chức tiến hành thực hiện TPM.

Bước 4: Thiết lập các chính sách cơ bản và các mục tiêu của TPM.

Bước 5: Trình bày kế hoạch phát triển TPM

Năng suất chất lượng: Các bước triển khai TPM

 Thực hiện TPM giúp doanh nghiệp tối ưu hoá hiệu suất hoạt động

Giai đoạn giới thiệu TPM

Bước 6: Bắt đầu TPM (hoạch định và thực hiện).

Giai đoạn thực hiện

Bước 7: Cải tiến hiệu suất của mỗi thiết bị trong dây chuyền sản xuất.

Bước 8: Tổ chức công việc bảo trì.

Bước 9: Thực hiện công việc bảo trì có kế hoạch trong bộ phận bảo trì.

Bước 10: Đào tạo để nâng cao các kỹ năng bảo trì và vận hành.

Bước 11: Tổ chức công việc quản lý thiết bị.

Giai đoạn củng cố, duy trì

Bước 12: Thực hiện hoàn chỉnh TPM ở mức độ cao hơn.

Để thực hiện thành công TPM, chi phí đầu tư cho các hoạt động này không quá lớn đồng thời có thể hoàn toàn được bù đắp bằng những thành quả ngay trong quá trình thực hiện. Tuy nhiên các tổ chức cần có sự nỗ lực kiên trì và lâu dài. Thông thường, tùy quy mô và nền tảng, các tổ chức cần từ 3 - 5 năm để hoàn thiện được 12 bước trên. 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang