Nhiều loại bánh chưng độc đáo phục vụ Tết Mậu Tuất 2018

authorHà Thúy 14:52 15/01/2018

(VietQ.vn) - Thị trường bánh chưng Tết Mậu Tuất 2018 sôi động với nhiều sản phẩm độc đáo đến từ các tỉnh vùng núi phía Bắc.

Bánh chưng gù Hà Giang đắt khách

Vừa xuống tiền đặt mua 30 chiếc bánh chưng gù Hà Giang, chị Thoa (Hoàng Mai, Hà Nội) chia sẻ : « Bánh chừng gù Hà Giang ăn rất đậm đà, thơm ngon, màu bánh xanh ngăn ngắt, ăn dẻo mềm, nhà tôi thích mê. Tôi đang tính Tết năm nay không gói bánh chưng nữa mà đặt mua bánh chưng gù cho cả nhà ăn »,

Theo chị Thoan, chị biết đến bánh chưng gù Hà Giang qua mạng xã hội Facebook, tại các hội nhóm bán hàng mà chị tham gia.

"Tôi thấy các chị em khen và đặt mua bánh chưng này nhiều lắm, nên cách đây nửa tháng lân la đặt thử. Ăn thấy ngon nên từ đó tôi nghiền luôn. Tôi đã đặt trước vài chục chiếc cho đợt ông Công ông Táo 23 tháng Chạp".

Chị Thoan cho biết, với giá 20 nghìn đồng/chiếc khoảng 300, 400 gr, chị hoàn toàn có thể chấp nhận được.

nhieu-loai-banh-chung-doc-dao-phuc-vu-tet-mau-tuat-2018

 

nhieu-loai-banh-chung-doc-dao-phuc-vu-tet-mau-tuat-2018

 Bánh chưng gù đen hấp dẫn được rao bán trên mạng xã hội. Ảnh: Facebook

Thời gian gần đây, bánh chưng gù Hà Giang đến gần hơn với người dân Thủ đô nhờ mạng xã hội Facebook. Trao đổi với PV, chị Hạnh – người chuyên bán bánh chưng gù Hà Giang trên Facebook – cho hay : « Bánh chưng gù Hà Giang được ưa chuộng là bởi bánh được làm từ gạo nếp nương dẻo thơm, thịt lợn đen sạch của người dân địa phương. Đặc biệt, lá dong để làm bánh được trồng tại rừng nên khi luộc xong lá có hương vị rất đặc trưng của vùng núi, ăn rất đậm đà và bánh rất xanh. Hương vị bánh ăn rất ngon và mềm, được làm cầu kì nên có vị khác hẳn với những nơi làm bánh khác, nhân của bánh có gia vị thơm và quyện, bánh được luộc bằng bếp củi truyền thống không dùng bếp điện ».

Chị Hạnh chia sẻ, từ nay đến Tết âm còn hơn 1 tháng nữa, nhưng số khách hàng đặt lấy bánh từ ngày 23 âm lịch đến giờ đã lên đến hơn 3.000 chiếc.

Chị Hạnh cũng cho biết, ngoài bánh chưng gù gạo bình thường, bánh chưng gù Hà Giang còn có loại bánh chưng đen độc đáo, làm từ gạo nếp trộ với bột than cây muối chua.

« Vỏ bánh chưng có màu đen, nhìn rất lạ và ăn cũng ngon vô cùng », chị Hạnh nói.

Độc đáo bánh chưng cẩm, bánh nếp cẩm

Không phải là gạo nếp trắng thường, bánh chưng cẩm và bánh chứng nếp cẩm được nhiều người ưa chuộng bởi sự lạ và độc đáo. Đây là món bánh phổ biến ở một số tỉnh miền núi phía bắc như Lạng Sơn, Thái Nguyên, Cao Bằng…

“Bánh chưng lá cẩm theo tôi biết thì được làm từ gạo nếp nương, ngâm với lá cẩm trên ừng. Màu tím từ lá cẩm và màu xanh từ lá dong, kết hợp với nhân đậu xanh và thịt lợn Mán, ăn dẻo dẻo, rất ngon và lạ miệng”, chị Hoa (Long Biên, Hà Nội) tâm sự.

nhieu-loai-banh-chung-doc-dao-phuc-vu-tet-mau-tuat-2018

 

nhieu-loai-banh-chung-doc-dao-phuc-vu-tet-mau-tuat-2018

 Vẻ ngoài màu tím hấp dẫn của những chiếc bánh chưng nếp cẩm. Ảnh: Facebook

Nói về cách làm bánh chưng nếp cẩm, chị Khánh – một đầu mối chuyên nhập bán bánh chưng lá cẩm rồi bán trên Facebook – cho biết: “Bà con vùng núi thường tìm cây cẩm mọc lan trên mặt đất, có hóa tím về băm nhỏ trộn với tro của rơm nếp, sau đó giã nát, lọc lấy nước, ngâm với gạo nếp rồi mang đi gói bánh. Tro của rơm nếp giã cùng lá cẩm giúp tạo màu đẹp mắt cho bánh và mang đến hương vị đặc biệt thơm ngon”.

Chị Khánh cho biết, các khách hàng Hà Nội rất ưa chuộng bánh chưng lá cẩm. Mỗi tháng, chị có thể bán được hàng nghìn chiếc bánh.

“Đặc biệt thời điểm cận Tết, tính đến nay, tôi đã có gần 2.000 đơn hàng. Giá bán mỗi chiếc bánh rơi vào khoảng 55 nghìn đồng/chiếc khoảng 1kg”, chị Khánh nói.

Trong khi đó, cũng theo chị Khánh, bánh chưng nếp cẩm chị bán cũng khá chạy. Đây là đặc sản của vùng Sơn La, Yên Bái, bánh được gói từ gạo nếp cẩm có màu tím đậm đẹp mắt, ăn dẻo thơm.

“Cùng tầm giá tương tự, bánh có màu sắc đẹp mắt, ăn bùi, lạ miệng nên được chị em Hà Nội vô cùng yêu thích”, chị Khánh cho biết.

Bánh chưng Tú Lệ thơm ngon hút khách

Bánh Chưng Tú Lệ được làm từ gạo Nếp Tú Lệ - một xã vùng cao tỉnh Yên Bái. Gạo được trồng ở thung lũng bao quanh là ba ngọn núi : Khau Phạ , Khau Thán , và Khau Song, có dòng suối Mường Lùng chảy quanh. Chính yếu tố tự nhiên đó tạo nên một tuyệt phẩm Hạt Gạo Tú Lệ không những thơm ngon mà vô cùng sạch.

nhieu-loai-banh-chung-doc-dao-phuc-vu-tet-mau-tuat-2018

 Bánh chưng Tú Lệ. Ảnh: Facebook

“Gạo Tú Lệ cùng với thịt lợn được chọn lọc kỹ càng từ những gia đình nuôi lợn thơm ngon nhất và lá dong rừng tự nhiên, giúp làm ra chiếc bánh có hương vị thơm ngon đặc biệt không có nơi nào sánh được”, anh Lương, chủ một cơ sở bán bánh chưng Tú Lệ ở Yên Hòa, Cầu Giấy cho hay.

Theo anh Lương, càng đến thời điểm gần Tết, lượng khách đặt hàng bánh chưng Tú Lệ càng nhiều. Tính đến thời điểm này, anh chỉ có thể nhận đặt hàng trước 22 âm lịch và giao hàng vào 28 Tết, lượng đặt vào khoảng hàng nghìn chiếc.

“Giá bánh chưng Tú Lệ là khoảng 100 nghìn đồng/chiếc 1,3kg. Do bánh được làm hoàn toàn thủ công nên rất hấp dẫn người dùng”, anh Lương thông tin.

Hà Thúy

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang