Nói chuyện nhiều hơn sẽ tăng năng suất công việc

author 17:19 13/11/2014

(VietQ.vn) - Kết quả báo cáo theo dõi nhân viên văn phòng cho thấy: Cách tốt nhất giúp gia tăng hiệu suất công việc là động viên họ tán gẫu.

Sự kiện: Chuyên đề: NÂNG CAO NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG

Trái ngược với những gì chúng ta hằng  nghĩ, đây là kết quả  rút ra được từ những nghiên cứu theo dõi chi tiết và quy mô nhất về quá trình  hoạt động và tương tác của con người trong môi trường làm việc. “Việc quan trọng duy nhất bạn làm ở công sở là tương tác với các đồng nghiệp khác,” Ben Waber – chuyên gia phân tích hành vi của Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT) kiêm Chủ tịch tổ chức Sociometric Solutions  –  đã viết trong một bài báo trên tạp chí Harvard Business Review .

Thay vì đánh giá hiệu  quả  của các phòng ban  dựa trên những  bản nhận xét năng suất công việc, doanh thu hay báo cáo sai phạm, Sociometric Solutions sử dụng thiết bị giám sát qua Bluetooth mang tên Big Brotherish (còn gọi là thang đo quan hệ xã hội) để tìm hiểu vị trí của từng nhân viên ở đâu trong văn phòng vào mỗi ngày làm việc, họ trò chuyện với ai, trong số các nhân viên ai là người nói nhiều nhất và có thể là cả mục tiêu chung của họ là gì.

Tạo không khí hưng phấn tại công sở sẽ tăng năng suất làm việc. Ảnh minh hoạ

Con người tương tác ra sao, cách chia sẻ và lan truyền thông tin giữa những nhóm người khác nhau  như thế  nào, vai trò của từng cá nhân… - phần lớn các nghiên cứu dạng này chỉ dựa vào những bản tự nhận xét về bản thân, các bài khảo sát, sự đánh giá của người ngoài cuộc kèm theo một vài tiểu xảo khác, và cho ra những bản tóm tăt kết quả  chủ quan, chung chung về những gì đang xảy ra hơn là số  liệu thực tế.

Theo giáo sư Pentland, số liệu chỉ ra cho ta thấy một câu chuyện khác hơn rất nhiều, nói đúng hơn là khiến chúng ta ngạc nhiên nếu so với những gì ta thường thấy. Ông gọi đây là kĩ thuật “khai quật đời thực”. Một nghiên cứu của Trung tâm chăm sóc khách hàng trực thuộc một ngân hàng Mỹ vào năm 2010 cho thấy, khi các đồng nghiệp đi nghỉ lễ cùng nhau, hiệu suất công việc của cả nhóm đó tăng lên tới 20 phầntrăm, mức độ  stress cũng giảm 20 phần trăm và giảm tỉ  lệ xin nghỉ việc tới 2/3.

Trong một bài kiểm tra khác, thiết bị  tích phân công nghệ cao được sử dụng chỉ  ra rằng, những kĩ thuật viên  thường xuyên tán gẫu với nhóm bốn đồng nghiệp nhất định có khả năng hoàn thành công việc cao hơn những người ít tụ tập với bốn ‘quân sư tiềm ẩn’ đó 25 phần trăm.  Theo một bài báo của Waber đăng trên tạp chí Harvard Business Review số ra tháng 9, rất ít nhân viên coi những người trầm lặng kia là lãnh đạo của họ, và khối lượng công việc họ làm được cũng chỉ đạt mức trung bình.

Các hệ  thống  tính  lương và đãi ngộ dựa trên hiệu suất công việc cá nhân hiện nay thường xử phạt nếu xuất hiện tình trạng tán gẫu trong giờ làm việc (dù thực ra chính đội ngũ tư vấn hỗ trợ lẫn nhau này mới tạo ra bước tiến lớn nhờ vào sức mạnh tập thể), bởi chúng ta thường cho rằng hiệu suất làm việc cá nhân bị giảm sút khi mải nói chuyện cùng đồng nghiệp. Điều này đối lập  với những gì ta thường thấy và thậm chí  với cả những nghiên cứu khoa học xã hội, nhưng theo lời giáo sư Pentland trả  lời phỏng vấn tạp chí Forbes vào năm 2010, “tán gẫu giúp nâng cao hiệu suất công việc.”

 “Tán gẫu” ở đây mang nghĩa khuyên nhủ, sửa chữa, cho – và – nhận tư vấn và những việc cốt lõi khác liên quan tới công việc.  Hành động này thường bị  ngăn cản và ít khi được lượng thứ, và tất nhiên, việc được khuyến khích tiếp diễn gần như không xảy ra.

Tính tới thời điểm hiện tại, chưa có số liệu và tài liệu phân tích khoa học nào có thể giúp nhận biết những kĩ năng hay những người sở hữu các kĩ năng đó, dù Sociometric và các công ty khác vẫn đang nghiên cứu về vấn đề này.

Hiện tại Waber cùng Sociometric đang mở dịch vụ tư vấn các phương thức lạ để thúc đẩy việc tán gẫu được cho là phí phạn thời gian này. Họ sẽ tư vấn thiết kế những tòa nhà văn phòng cùng phòng ăn khuyến khích “sự va chạm” và trò chuyện giữa các nhân viên. Những thiết kế này cũng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho điều kì diệu xảy ra, dù ta không đoán trước được nó sẽ xảy ra như thế nào và ai sẽ tạo nên điều kì diệu ấy.

Dù vậy, có vẻ như cần khá nhiều thời gian để nhân viên cùng những người quản lí có thể nhận ra vai trò của việc trò chuyện tán gẫu và bỏ qua quan niệm  truyền thống rằng  hiệu quả  công việc chỉ  đến với những người nói ít làm nhiều.

Thu Hà

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang