Sai lầm mà bà nội trợ nào cũng mắc khiến cả nhà 'chết từ từ'

authorTrần Thanh 11:00 22/09/2016

(VietQ.vn) - Các nhà khoa học đã khẳng định thói quen nấu nướng thiếu khoa học có thể gây nguy hại nghiêm trọng đến sức khỏe.

Theo Boldsky, có những thói quen nấu nướng nhiều người nghĩ là vô hại nhưng lại có thể gây nên những căn bệnh nguy hiểm về đường tiêu hóa, thậm chí là ung thư.

Thói quen để dầu sôi quá lửa mới xào thức ăn

Nhiều người có thói quen khi xào nấu thường cho dầu ăn vào chảo, đợi đến khi dầu ăn sôi tới bốc khói rồi mới cho thực phẩm vào xào.

Lúc này nhiệt độ dầu thường ở trên mức 200 độ C, dễ sản sinh ra chất gây ung thư và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư. Trong điều kiện như vậy, hàm lượng chất dinh dưỡng có trong rau củ sẽ bị phá hủy.

Ngoài ra, ở nhiệt độ dầu ăn như vậy, các vitamin có trong dầu ăn không những bị phá hủy, mà các axit béo cần thiết cho cơ thể cũng bị phá hủy bởi quá trình oxy hóa, làm giảm giá trị dinh dưỡng của dầu ăn.

Khi đun nấu, nên kiểm soát nhiệt độ trong khoảng từ 150 độ C – 180 độ C, cách đơn giản nhất là nhúng đũa tre vào dầu ăn, khi thấy các bong bóng nhỏ xuất hiện quanh đũa ăn, tức là nhiệt độ dầu đã đủ nóng, có thể xào thực phẩm.

Thói quen khi vào bếp không vệ sinh dao, thớt trước khi dùng

Thói quen xấu thường có rất nhiều người mắc phải là việc không vệ sinh dao, thớt trước khi sử dụng, vì nhiều người cho rằng nó vẫn sạch nên không cần vệ sinh. Nhưng ý nghĩ đó rất sai lầm bởi các vật dụng này thường rất dễ bị các yếu tố khác xâm nhập vào như các chất bẩn, vi khuẩn, nấm mốc... đặc biệt là những ngày thời tiết bị nồm, ẩm ướt. Chính vì thế bạn nên thay đổi quan điểm, nên vệ sinh sạch sẽ các đồ dùng dao, thớt trước khi chế biến thực phẩm.

 Nguy cơ nhiễm độc chì

Sách báo dù in màu hay in trắng đen cũng đều dùng mực in, chứa hợp chất chì rất độc hại. Vì vậy, khi dùng giấy sách báo gói thức ăn loại mực này tiếp xúc trực tiếp với thức ăn, lâu dần có thể gây biến đổi gen tế bào, tác động đến di truyền.

thoi quen 'chet nguoi' nhieu ba noi tro mac phai hinh 0

Đặc biệt, chất độc của chì không bị phân giải trong nước, không bị ôxy hóa, nên một khi đã vào cơ thể sẽ được các tổ chức như mỡ, não, gan... hấp thu và tồn trữ lại, rất khó đào thải ra ngoài. Một nghiên cứu cũng cho thấy trong 1kg giấy sách báo chứa 0,1 - 1mg chất độc của chì, nếu cơ thể người chứa khoảng 0,5 - 2mg chất độc này sẽ có những biểu hiện nhiễm độc như phù mi mắt, ra mồ hôi bàn tay, buồn nôn hoặc nôn...

Nhiễm độc chì có thể gây thiếu máu, rối loạn ý thức, đau đầu, co giật, chậm phát triển chiều cao, viêm gan và ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ. Biểu hiện của điều này là việc trí nhớ bị suy giảm, ù tai, hoa mắt.

Điều đặc biệt nguy hiểm là những tác hại của việc nhiễm chì không bộc lộ ngay mà cơ thể sẽ tích tụ trong suốt một thời gian dài, chỉ khi đến ngưỡng giới hạn nó mới bắt đầu ảnh hưởng đến sức khỏe. Đây cũng là lý do nhiều người không thấy được tác hại của việc này nên vẫn vô tư sử dụng giấy báo để gói thức ăn.

thoi quen 'chet nguoi' nhieu ba noi tro mac phai hinh 1

Nhiễm khuẩn do giấy báo

Ngoài ngộ độc chì, nguy cơ nhiễm khuẩn do giấy báo cũng khá cao khi những tờ giấy báo đi từ nhà máy sản xuất đến các sạp hàng bán báo và qua tay người đọc, sau đó đến các nhà thu mua phế liệu và đồng nát rồi mới đến tay của các chủ hàng bán xôi và bán bánh.

Trong quá trình đó, đã có rất nhiều bụi, vi khuẩn, ký sinh trùng bám vào. Giấy báo lại là chất liệu dễ thấm hút, là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, ký sinh trùng bám dính và phát triển. Không chỉ giấy sách, báo mà giấy trắng cũng vô cùng độc hại, bởi trong quá trình sản xuất, không thể tránh khỏi việc sử dụng chất tẩy rửa. Chất tẩy rửa này, sau khi tiếp xúc với thực phẩm sẽ gây ra các phản ứng hóa học, kết quả là những chất gây hại lưu lại trên thực phẩm. Nếu ăn những thực phẩm ấy trong thời gian dài có thể gây ngộ độc, thậm chí nguy hại đến tính mạng.

 Thói quen rửa thịt trực tiếp bằng vòi xả nước

Rửa thịt trực tiếp dưới vòi xả nước có thể làm loại bỏ được chất nhờn và bụi bẩn bám vào nhưng vô tình làm bẩn bồn rửa nhà bếp với nhiều loại vi khuẩn có khả năng lây bệnh.

 Bạn nên thấm miếng thịt bằng một chiếc khăn giấy sạch, mềm để loại bỏ những tạp chất không mong muốn.

Thói quen tận dụng dầu chiên đi chiên lại nhiều lần

Không ít người vì thói quen tiết kiệm mà tận dụng lại dầu ăn đã rán để tiếp tục xào và rán lại thực phẩm khác. Phương pháp nấu nướng này sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe.

Bởi vì dầu sôi ở nhiệt độ cao sẽ sản sinh ra acid béo dạng trans và các chất oxy hóa lipid độc hại, nếu tiếp tục sử dụng dầu rán này ở nhiệt độ cao các chất gây ung thư sẽ tăng nên đáng kể.

 Sử dụng chảo chống dính ở nhiệt độ cao

Nhiệt độ cao có thể ảnh hướng đến lớp chống dính được tráng đều trên bề mặt chảo, giải phóng PFCs (perfluorocarbons) dưới dạng khói.

Hợp chất PFCs có liên quan đến tổn thương gan và các vấn đề về phát triển con người.

 Thói quen tái sử dụng lại nồi đã nấu để nấu tiếp món mới

Rất nhiều người vì tiết kiệm thời gian hoặc là thấy nồi nấu vẫn còn sạch nên sau khi xào xong một món ăn lại tiếp tục nấu thêm món khác.

Tuy nhìn trong mặt nồi có vẻ sạch nhưng vẫn còn sót lại dầu mỡ và các vụn thức ăn thừa, nếu lại tiếp tục được làm nóng ở nhiệt độ cao chúng sẽ sinh ra các chất gây ung thư như chất benzopyrene…

 Vì thế, sau khi xào xong một món ăn nên rửa thật sạch nồi nấu rồi mới tiếp tục xào sang món khác, không chỉ giảm thiểu các chất gây hại mà còn phòng ngừa mùi vị của món ăn trước lẫn vào món ăn sau, ảnh hưởng tới chất lượng của món ăn.

Thói quen vừa xào xong đồ ăn liền lập tức tắt ngay máy hút mùi

Trong quá trình xào nấu sẽ sinh ra một lượng lớn các chất có hại, máy hút mùi có tác dụng khử mùi rất tốt. Một số người có thói quen tắt máy hút mùi ngay khi vừa xào xong thức ăn.

Trên thực tế máy hút mùi cũng cần có thời gian mới khử được hết mùi thức ăn, nếu lập tắt ngay máy mùi thức ăn vẫn sẽ lưu lại trong căn bếp.

Chuyên gia khuyến cáo, sau khi xào nấu xong thức ăn vẫn nên để máy hút mùi hoạt động thêm 3 – 5 phút nữa để đảm bảo các chất có hại được khử đi hoàn toàn.

Trần Thanh (t/h)

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang