Chấm dứt tình trạng sử dụng tạp chất, chất cấm trong tôm

author 15:25 06/11/2016

(VietQ.vn) - Bộ NN&PTNT vừa cho biết, mục tiêu từ nay đến năm 2018 sẽ chấm dứt tình trạng sử dụng chất cấm trong chế biến và sản xuất tôm.

Kiểm soát hoàn toàn tồn dư thuốc kháng sinh 

Mấy năm gần đây, chỉ vì lợi nhuận trước mắt, các gian thương ngày càng tinh vi hơn trong việc tổ chức các địa điểm thu mua và đưa tạp chất vào tôm để tăng trọng lượng, tăng kích cỡ.

Trước tình trạng trên, để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng, Bộ NN&PTNT vừa ban hành Kế hoạch kiểm soát tồn dư hóa chất kháng sinh trong tôm và ngăn chặn hành vi đưa tạp chất vào tôm, sản xuất kinh doanh sản phẩm tôm có tạp chất.

Theo đó, Bộ NN&PTNT yêu cầu, đến hết năm 2016, phải giảm 10% tỷ lệ mẫu tôm nuôi và số lô tôm xuất khẩu vi phạm và bị cảnh báo vi phạm so với năm 2015.

Hết năm 2017 phải giảm 50% so với năm cũ. Đồng thời giảm 50% số lô tôm xuất khẩu vào các thị trường bị cơ quan thẩm quyền Việt Nam và nước nhập khẩu cảnh báo về tồn dư hóa chất kháng sinh so với năm 2016. Cho đến hết năm 2018, Bộ NN&PTNT đặt mục tiêu cơ bản chấm dứt tình trạng sử dụng chất cấm, lạm dụng hóa chất, kháng sinh trong sản xuất và kinh doanh tôm.

Tình trạng bơm tạp chất vào tôm khiến người tiều dùng lo lắng.

Tình trạng bơm tạp chất vào tôm khiến người tiều dùng lo lắng. Ảnh minh họa 

Cơ bản kiểm soát bơm tạp chất vào tôm tại 4 tỉnh trọng điểm

Kế hoạch trên cũng đưa ra từ nay đến hết năm 2016, Bộ NN&PTNT yêu cầu các đơn vị thống kê và ký cam kết cho các hộ nuôi tôm, các cơ sở thu mua, chế biến tôm tại 4 tỉnh trọng điểm (gồm Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Kiên Giang) về việc không đưa tạp chất vào tôm trước khi tiêu thụ, không mua tôm tạp chất và đến năm 2018 sẽ chấm dứt hoàn toàn tình trạng đưa tạp chất vào tôm.

Để tiến hành thực hiện kế hoạch, Bộ NN&PTNT cũng đưa ra những nhiệm vụ trọng tâm cho các cơ quan, ban ngành rà soát, ban hành chính sách pháp luật, tiêu chuẩn quy chuẩn trong sản xuất, tiêu thụ tôm đáp ứng yêu cầu kiểm soát hiệu quả tòn dư hóa chất kháng sinh và ngăn chặn các hành vi, vi phạm đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu, sản xuất, kinh doanh tôm có tạp chất.

Ngoài ra, cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân, chủ cơ sở kinh doanh hiểu rõ, hiểu đúng về quy định ATTP. Hướng dẫn, hỗ trợ người sản xuất cần phải áp dụng các quy phạm về thực hành sản xuất bảo đảm và đáp ứng các quy định về tồn dư thuốc kháng sinh, tôm không có tạp chất.

Nguy cơ nhiễm khuẩn, co giật vì ăn lòng trắng trứng sống(VietQ.vn) - Lòng trắng trứng vô cùng bổ dưỡng cho sức khỏe nhưng thực phẩm này cũng đi kèm vài tác dụng phụ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.

Các địa phương sẽ phải tăng cường giám sát, cảnh báo sớm dịch bệnh trên tôm nuôi, kịp thời khuyến nghị, hướng dẫn người nuôi phòng trị bệnh hiệu quả, không dùng chất cấm, kháng sinh nguyên liệu, sử dụng thuốc thú y theo nguyên tắc 4 đúng: đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng lúc và đúng cách.

Cùng đó, các địa phương sẽ thanh tra, kiểm tra đột xuất, phát hiện và xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp trong nuôi tôm, cơ sở sản xuất, kinh doanh chế biến tôm vi phạm các quy định pháp luật về sử dụng chất cấm, lạm dụng hóa chất, kháng sinh, đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và tôm nguyên liệu và sản xuất kinh doanh sản phẩm tôm tạp chất.

Xử lý nghiêm và làm rõ trách nhiệm nếu buông lỏng quản lý

Cũng theo kế hoạch đặt ra, Bộ NN&PTNT yêu cầu các cơ quan thuộc Bộ tổ chức và thực hiện đầy đủ, đúng tiến độ các nhiệm vụ được Bộ NN&PTNT giao. Chủ động có kế hoạch phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, địa phương các cấp từ trung ương đến địa phương trong việc thu thập thông tin, quy luật hoạt động của đối tượng vi phạm và tổ chức thanh tra, kiểm tra đột xuất, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm và làm rõ trách nhiệm của các cơ quan cá nhân buông lỏng quản lý.

Bộ NN&PTNT cho biết, đến năm 2018 sẽ chấm dứt tình trạng bơm chất cấm vào tôm.

Bộ NN&PTNT cho biết, đến năm 2018 sẽ chấm dứt tình trạng bơm chất cấm vào tôm. Ảnh minh họa 

Đối với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có sản xuất, chế biến xuất khẩu tôm cần xây dựng, trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố ban hành kế hoạch hành động của địa phương.

Còn Hiệp hội và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam cũng cần phải thúc đẩy tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp hội viên tuân thủ các quy định pháp luật về kiểm tra tồn dư hóa chất kháng sinh và tạp chất trong sản phẩm. Đặc biệt không thu mua nguyên liệu vi phạm quy định về tồn dư hóa chất kháng sinh và nguyên liệu tạp chất.

Qua đây, lãnh đạo Bộ NN&PTNT yêu cầu các đơn vị phải tiến hành thanh, kiểm tra đột xuất và xử lý nghiêm các sai phạm. Đồng thời, duy trì chương trình “Doanh nghiệp nói không với tạp chất”, cung cấp phản ánh, kiến nghị của khách hàng, người tiêu dùng về tồn dư hóa chất, kháng sinh; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng, Ban chỉ đạo 389 các tỉnh, thành phố trong việc cung cấp thông tin phục vụ thanh, kiểm tra, xử lý vi phạm.

An Dương  

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang