Sức mạnh ghê gớm vũ khí ‘bá chủ đại dương’ trong tương lai của Mỹ

author 21:30 29/07/2017

(VietQ.vn) - Tàu ngầm lớp Columbia hiện đang được Mỹ tiếp tục chế tạo và phát triển thêm. Đây thực sự là vũ khí uy lực nhất Mỹ đang sở hữu có thể thách thức đối phương ở mọi chiến trường.

Sự kiện: Khám phá đại dương

Hãng sản xuất là General Dynamics đang tiếp tục phát triển tàu ngầm lớp Columbia, trong tương lai sẽ thay thế tàu lớp Ohio và trở thành một trong những trụ cột của Hải quân Mỹ.

Tàu ngầm lớp Columbia dự kiến sẽ được bắt đầu sản xuất vào năm 2021 và đưa vào sử dụng vào năm 2031. Hãng General Dynamics không được phép mắc bất kỳ sai lầm nào bởi tàu ngầm lớp Ohio sẽ được ngừng sử dụng vào thời điểm đó. Nếu tàu ngầm lớp Columbia gặp chậm trễ trong sản xuất, Hải quân Mỹ sẽ gặp vấn đề lớn.

Hải quân Mỹ hi vọng có thể sản xuất hai tàu ngầm chiến đấu hạt nhân mỗi năm trong những năm tới, khi tàu ngầm lớp Columbia dần hình thành.  Trong một báo cáo mới đây của Hải quân Mỹ, các sĩ quan nhận định rằng việc chế tạo 2 tàu ngầm quân sự hạt nhân và 1 tàu phóng tên lửa là có thể, điều này đồng nghĩa với việc Mỹ sẽ có thêm 7 tàu ngầm mới vào năm 2030. Tuy nhiên với 7 tàu này Hải quân Mỹ sẽ chưa thể có được con số 66 tàu ngầm như mong muốn.

Tàu ngầm lớp Columbia dự kiến sẽ được bắt đầu sản xuất vào năm 2021. Ảnh: Kiến Thức

Tàu ngầm lớp Columbia dự kiến sẽ được bắt đầu sản xuất vào năm 2021. Ảnh: Kiến Thức 

Ước tính tổng chi phí từ ngân sách quốc gia Mỹ cho dự án Columbia khoảng 97 tỷ USD. Trong đó 12 tỉ USD cho nghiên cứu và phát triển công nghệ, và 85,1 tỉ USD chế tạo và đặt mua 12 tàu ngầm thế hệ mới. Như vậy trung bình mỗi chiếc Columbia sẽ có giá 5,2 tỷ USD. Hiện tại hải quân Mỹ đang mong muốn giảm giá thành xuống khoảng 4,9 tỉ USD.

Theo kế hoạch, tàu ngầm lớp Columbia vẫn sẽ được trang bị tên lửa đạn đạo liên lục đục Trident II D5 có tầm phóng 8.000-10.000km.

Năm 2008, tên lửa Trident chiếm 32% số đầu đạn hạt nhân triển khai và bằng một phần ba của bộ ba chiến lược tổng thể của Mỹ. Như vậy chương trình tàu ngầm hạt nhân Colombia cũng đồng nghĩa với việc hiện đại hóa một phần 3 sức mạnh bộ 3 hạt nhân Mỹ.

Tàu ngầm hạt nhân đầu tiên lớp Columbia dự kiến sẽ được đưa vào hoạt động Hải quân Mỹ năm 2021. Chiếc thứ hai - trong năm 2024. Từ 2026-2035, kế hoạch để đưa vào hoạt động mỗi năm một chiếc Columbia. Trong năm 2035 phải đưa vào hoạt động chiếc cuối cùng của loạt tàu 12 tàu ngầm Columbia.

Các tàu ngầm lớp Columbia được thiết kế để phục vụ khoảng 42 năm. Điều này có nghĩa chiếc đầu tiên đi vào hoạt động trong năm 2021 và sẽ chấm dứt phục vụ vào năm 2063, và chiếc cuối cùng đi vào hoạt động vào năm 2035 - cho đến năm 2077.

Hiện tại, Mỹ có hai nhà máy đóng tàu có khả năng chế tạo tàu chạy động cơ hạt nhân. Các tàu ngầm lớp Ohio đã được thiết kế và chế tạo bởi General Dynamics Electric Boat Division (GD/EB) từ Groton, bang Connecticut, và Quonset Point, Rhode Island. Tại các nhà máy đóng tàu cũng sẽ chịu trách nhiệm đóng các tàu lớp Columbia.

Video: Bạt vía với tàu ngầm Nga phóng tên lửa nguy hiểm nhất thế giới dằn mặt đối thủTàu ngầm hạt nhân K-150 Tomsk được xem là vũ khí mang tên lửa hành trình lớn nhất của Hải quân Nga và là lớn thứ 2 thế giới.

Các tàu ngầm nguyên tử thế hệ mới lớp Columbia sẽ được trang trang bị lò phản ứng hạt nhân cho một chu kỳ liên tục 42 năm phục vụ. Sử dụng hệ thống đẩy động cơ điện mà sẽ giúp tăng khả năng tàng hình lớn hơn so với các tàu ngầm trước đây như Ohio vốn nổi tiếng rất bí mật.

Về kích thước - chiều dài lớp Columbia gần như tương tự Ohio. Theo thiết kế, Columbia sẽ chỉ rộng hơn 13,1 m thay vì 12,8 m của Ohio. Chiều dài của tương đương nhau - 170,68 m. Tính theo trọng tải tàu ngầm Mỹ, kích thước của Ohio và Columbia tương đương các tàu tàu tuần dương thời Thế chiến I.

Thay vì 24 bệ phóng tên lửa của Ohio, Columbia sẽ được trang bị 16 bệ phóng, tức là giảm đi một phần ba lượng vũ khí mang theo, nhưng tải trọng Colombia lại lớn hơn - 20.815 tấn thay vì 18.750 tấn của Ohio. Do đó, có thể khẳng định rằng Columbia sẽ được trang bị nhiều hơn với các trang thiết bị tiên tiến, mà không có trên Ohio. Được biết, tàu ngầm Colombia, được chế tạo với các yêu cầu đặc biệt có tầm quan trọng chiến lược, tăng khả năng tàng hình và khả năng sống sót.

Trên cơ sở các tính toán, lớp Columbia với 16 tên lửa đạn đạo Trident II D-5, loạt 12 tàu ngầm sẽ có tối đa 192 tên lửa đạn đạo với 1.536 đầu đạn hạt nhân ở mức tối thiểu và 2688 - đến mức tối đa. Tên lửa đạn đạo Trident II D-5 có 2 biến thể: 8 đầu đạn nhiệt hạch W88 với lượng nổ 475 kiloton hoặc 14 đầu đạn W76 công suất 100 kiloton.

Thủy thủ đoàn của Colombia, theo báo cáo sơ bộ, khoảng 155 người. Như vậy, cũng như tàu ngầm thế hệ trước lớp Ohio, Tàu ngầm lớp Columbia sẽ có hai kíp thủy thủ hoán đổi cho nhau - phân loại của Mỹ là Vàng và Xanh.

Với những thông số đáng gờm trên chắc chắn tàu ngầm lớp Colombia sẽ trở thành vũ khí không thể đánh chặn trong tương lai của Mỹ và trở thành vũ khí đắc lực không thể thiếu trong quân đội nước này.

An Dương (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang