Tên lửa liên lục địa của Nga có thể diệt mục tiêu dù xa 16000km

author 16:16 15/03/2018

(VietQ.vn) - Tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-28 Sarmat được định danh là “Quỷ sa tăng 2” sẽ được Nga tiếp tục tiến hành thử nghiệm.

Sự kiện: Vũ khí quân sự nổi tiếng thế giới

Trang Business Insider dẫn lời ông Valery Gerasimov - một vị tướng cấp cao của Nga cho biết, quân đội nước này sẽ tiến hành một cuộc thử nghiệm tiếp theo về tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-28 Sarmat - loại tên lửa đạn đạo hạt nhân uy lực nhất trong kho vũ khí hạt nhân của Nga - hay còn được biết đến với cái tên “Quỷ sa tăng 2”.

Cũng theo tướng Valery Gerasimov: "Lần phóng đầu tiên của loại tên lửa này diễn ra vào cuối tháng 12 năm ngoái, Hiện tại, mọi công tác chuẩn bị đang được gấp rút tiến thành tại khu vực phóng Plesetsk để chuẩn bị cho một cuộc thử nghiệm nữa”.

Được biết, tên lửa RS-28 được cả Tổng thống Putin lẫn tướng Gerasimov khẳng định là có thể đánh bại mọi hệ thống phòng thủ tên lửa hiện tại trên thế giới. Ngoài ra, Moscow còn tiết lộ rằng “Quỷ sa tăng 2” có thể kết hợp với một phương tiện lướt siêu âm nhằm bổ trợ cho khả năng “không thể cản phá” của tên lửa.

 Tên lửa RS-28 Sarmat của Nga có tầm bắn khủng khiếp nhất lịch sử. Ảnh: Kiến thức

 Tên lửa của Nga có tầm bắn khủng khiếp nhất lịch sử. Ảnh: Kiến thức

Hình ảnh đầu tiên về RS-28 Sarmat đã được Nga tiết lộ lần đầu vào cuối tháng 10 năm ngoái. Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoygu khẳng định đây là vũ khí răn đe mang tầm chiến lược của Nga.

RS-28 được cả Tổng thống Putin lẫn tướng Gerasimov khẳng định là có thể đánh bại mọi hệ thống phòng thủ tên lửa hiện tại trên thế giới.

Báo chí Pháp nhận xét, tên lửa RS-28 Sarmat sẽ là vũ khí rất đáng sợ vì có thể quét sạch toàn bang Texas hoặc nước Pháp chỉ trong vài giây.

Theo tờ Gazeta.ru của Nga, tên lửa RS-28 Sarmat có thể mang tới 16 đầu đạn, và có tiềm năng tấn công cực lớn.

Người đứng đầu Cục Thiết kế tên lửa Makeyev (tên chính thức State Rocket Centre Academician V.P. Makeyev Design Bureau), gọi tắt MRDB cho biết, RS-28 Sarmat được ra đời nhằm thay thế các hệ thống tên lửa Voevoda đã quá thời hạn hoạt động, được quân đội Nga sử dụng từ thời Chiến tranh Lạnh.

Tên lửa RS-28 Sarmat có các giải pháp gây nhiễu, chống tên lửa phòng không. Tầm bắn của Sarmat được xác định vào khoảng 16.000km cho phép tên lửa này có thể bắn theo phương thức vòng qua hai cực của Trái đất. Tên lửa Sarmat nặng 105 tấn và mang theo phần chiến đấu nặng trên 10 tấn.

Vũ khí có tốc độ 13.000km của Mỹ thách thức mọi cuộc đối đầu hạt nhân (VietQ.vn) - Tên lửa đạn đạo hạt nhân chiến lược Minuteman III của Mỹ được coi là một vũ khí có khả năng đánh chặn tốt nhất thế giới hiện nay.

Thứ trưởng Quốc phòng Nga - Yuri Borisov cho biết, cùng với tầm bắn xa Sarmat cũng sử dụng hệ thống dẫn đường kép và thế hệ đầu đạn tự dẫn mới tự cơ động quỹ đạo cho phép tấn công với độ chính xác cao và xuyên thủng hệ thống phòng thủ tên lửa của đối phương ở thời điểm hiện tại cũng như trong tương lai.

Sarmat được trang bị 4 động cơ tên lửa đẩy RD-274 dùng nhiên liệu lỏng, cho phép tên lửa bay ở vận tốc trên 24.500 km/h, vượt trên cả tên lửa R-36 M Voevoda. Lượng nổ tương đương quả bom hydro Tsar Bomba từng được Nga thử nghiệm tại đảo Severny năm 1961. Để so sánh, 2 quả bom hạt nhân Mỹ ném xuống Nhật Bản năm 1945 là Little Boy chỉ có lượng nổ 15 ngàn tấn và Fat Boy với 21 ngàn tấn TNT.

Tên lửa RS-28 của Nga có thể vòng qua 2 cực trái đất. Nguồn: Đài BBC/Youtube

Theo dự kiến, trong năm 2018, Nga sẽ sản xuất hàng loạt loại tên lửa này và đến năm 2021, RS-28 sẽ thay thế thế hệ tên lửa cũ SS-18 Satan (nặng 211 tấn) đã hoạt động từ năm 1977 dưới thời Liên Xô cũ.

"Liên Xô (cũ) từng sở hữu 308 tên lửa đạn đạo SS-18 Satan. Nhà sản xuất loại tên lửa này là Yuzhmash có trụ sở tại thành phố Dnepropetrovsk, Ukraine.

Một phần nguyên nhân Nga và Mỹ - hai nước có vũ khí hạt nhân nhiều nhất thế giới - đã ký kết Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược (START 1) là bởi Washington bị ấn tượng mạnh trước sức mạnh của tên lửa này, đặc biệt là khả năng mang được 10 đầu đạn hạt nhân có thể nhắm mục tiêu độc lập và mỗi đầu đạn của tên lửa có sức mạnh lênh tới 750 kiloton", Victor Litovkin, chuyên gia quân sự của hãng thông tấn TASS cho biết.

Sau khi Liên Xô tan rã, nhà máy ở Dnepropetrovsk đã ngừng sản xuất tên lửa SS-18. Theo điều khoản của hiệp ước START-1, Nga đã giảm số lượng tên lửa loại này xuống chỉ còn 154 quả. Số tên lửa vẫn đang làm nhiệm vụ đã được rút khỏi biên chế sau khi hết hạn sử dụng.

Theo các nguồn tin công khai, hiện vẫn còn khoảng 46 hầm phóng của dòng tên lửa này vẫn còn hoạt động. Và những tên lửa SS-X-30 sẽ tận dụng cơ sở vật chất này sau khi các hầm phóng được nâng cấp.

An Dương (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang