Vụ tham nhũng 11 tỷ: Mức án nào chờ đợi cựu quan chức đường sắt?

author 21:15 26/10/2015

(VietQ.vn) - Liên quan đến vụ tham nhũng 11 tỷ đồng, tại phiên xử chiều 26/10, cựu quan chức ngành đường sắt nhận tiền của nhà thầu JTC Nhật Bản bị đề nghị mức án cao nhất là 11 - 13 năm tù.

Trong phiên tòa xử vụ tham nhũng ngành đường sắt chiều 26/10, 6 bị cáo bị đưa ra xét xử gồm: Phạm Hải Bằng (46 tuổi, cựu Phó giám đốc Ban quản lý các dự án đường sắt RPMU, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam), Nguyễn Nam Thái (38 tuổi, nguyên Trưởng phòng thực hiện Dự án 3 thuộc RPMU), Trần Văn Lục (57 tuổi, nguyên Giám đốc RPMU), Trần Quốc Đông (51 tuổi, nguyên Phó tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, nguyên Giám đốc RPMU), Nguyễn Văn Hiếu (53 tuổi, nguyên Giám đốc RPMU) và Phạm Quang Duy (40 tuổi, nguyên Phó giám đốc RPMU), theo thông tin trên báo Tuổi Trẻ.

Các bị cáo trong vụ tham nhũng ngành đường sắt nghe VKS đề nghị mức án

Các bị cáo trong vụ tham nhũng ngành đường sắt nghe VKS đề nghị mức án

Đại diện Viện KSND TP Hà Nội đã đề nghị mức án đối với các bị cáo. Cụ thể, bị cáo Phạm Hải Bằng từ 11- 13 năm tù, truy thu sung công quỹ số tiền bị cáo nhận từ JTC là 4, 8 tỷ đồng. Trừ đi số tiền gia đình bị cáo đã khắc phục cho cơ quan điều tra, bị cáo Bằng phải nộp thêm 3,6 tỷ đồng. Bị cáo Nguyễn Nam Thái  và bị cáo Trần Văn Lục từ 10-12 năm tù, buộc bị cáo Thái nộp lại 3,4 tỷ đồng đã nhận từ JTC.

Bị cáo Trần Quốc Đông từ 7-9 năm tù, buộc nộp lại 30 triệu đồng tiền thu lợi bất chính. Bị cáo Nguyễn Văn Hiếu từ 7-9 năm tù, truy thu 50 triệu đồng mà bị cáo thu lợi bất chính. Bị cáo Phạm Quang Duy từ 8-10 năm tù, buộc bị cáo nộp lại số tiền đã thu lợi bất chính là 2,3 tỷ đồng. Bị cáo Trần Văn Lục từ 6-8 năm tù, nạp lại 100 triệu đồng tiền thu lợi bất chính. Ngoài ra, VKS đề nghị kê biên tài sản đối với Phạm Hải Bằng, Nguyễn Nam Thái và Phạm Quang Duy để đảm bảo thi hành án.

Liên quan đến vụ tham nhũng này, báo Dân Việt trích dẫn hồ sơ của cơ quan điều tra cho biết, tháng 10/2008, Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt dự án xây dựng đường sắt đô thị tuyến số 1 (giai đoạn 1), đồng thời giao nhiệm vụ đại diện chủ đầu tư quản lý dự án Tuyến số 01 cho RPMU. Đến tháng 9/2009, ông Phạm Hải Bằng với vai trò Chủ nhiệm Dự án đường sắt đô thị Tuyến số 1 (giai đoạn I) đã đại diện Tổng Cty Đường sắt Việt Nam ký hợp đồng dịch vụ tư vấn kỹ thuật dự án với Cty Tư vấn giao thông Nhật Bản (JTC) và một số đối tác khác.

Trong số các quan chức đường sắt tham nhũng, bị cáo Phạm Hải Bằng bị đề nghị mức án cao nhất từ 11 – 13 năm tù

Trong số các quan chức đường sắt tham nhũng, bị cáo Phạm Hải Bằng bị đề nghị mức án cao nhất từ 11 – 13 năm tù

Trong quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng, ông Bằng đã đề cập tới một số khó khăn về chi phí triển khai dự án với đại diện JTC. Phía JTC sau đó đồng ý hỗ trợ. Sau khi có thỏa thuận trên, bị can Bằng thông báo cho Phạm Quang Duy (lúc đó là Trưởng phòng Dự án 3 - RPMU) cùng Nguyễn Nam Thái biết để thực hiện. Từ tháng 9/2009 – 2/2014, JTC đã chuyển tổng cộng 11 tỷ đồng (69,9 triệu yên Nhật) cho ông Bằng, Thái, Nam ở nhiều địa điểm khách nhau.

Toàn bộ số tiền này đã được các bị cáo sử dụng cho các chi phí tiếp khách, in ấn tài liệu, hội họp đi lại, làm ngoài giờ, nghỉ mát… trong đó bản thân các bị can đều được hưởng lợi riêng. Việc tiếp nhận và sử dụng 11 tỷ đồng của JTC các bị can không mở sổ sách theo dõi tại RPMU hay Tổ dự án và không báo cáo ai tại Tổng công tu Đường sắt Việt Nam.

Tuy nhiên, Phạm Hải Bằng có báo cáo với Giám đốc RPMU gồm Trần Văn Lục (Giám đốc từ năm 1999 – 9/2009), Trần Quốc Đông (Giám đốc từ tháng 10/2009 – 5/2011) và Nguyễn Văn Hiếu (Giám  đốc từ 6/2011 đến khi khởi tố vụ án). Đáng nói, các bị can Lục, Đông, Hiếu không có chỉ đạo gì để chấm dứt việc tiến nhận, sử dụng trái phép các khoản tiền từ JTC. Bản thân cá nhân Lục, Đông, Hiếu cũng được hưởng lợi các nhân từ lợi ích chung di việc sử dụng tài khoản tiền này.

Phan Huyền (T/h)

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang