Tình hình Biển Đông ngày 26/8: Lộ chiến lược của TQ trên Biển Đông

author 06:33 26/08/2014

(VietQ.vn) - Trước tình hình trên Biển Đông tiếp tục căng thẳng, Trung Quốc vẫn kiên trì tiếp tục theo đuổi mục tiêu dài hạn trong việc khẳng định chủ quyền lãnh thổ và tham vọng bá quyền ở Biển Đông.

Sự kiện: Tình hình Biển Đông

Sau khi đối đầu với Việt Nam liên quan đến vụ hạ đặt giàn khoan dầu Hải Dương 981 hồi tháng 5 năm nay, Bắc Kinh gần đây đã thông báo ý định xây dựng hải đăng trên 5 hòn đảo ở Biển Đông, ở các vùng biển mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền. Trên thực tế, ban lãnh đạo Trung Quốc đã từ bỏ sự “mơ hồ chiến lược”, loại trừ khả năng thỏa hiệp về chủ quyền lãnh thổ trong cái gọi là bản đồ “đường chín đoạn” (đường lưỡi bò) tham lam phi lý.

tình hình biển đông

Tình hình biển Đông tiếp tục căng thẳng. Ảnh minh họa

Theo trang mạng The Strategic, lập trường ngày càng hung hăng quyết đoán trước tình hình Biển Đông của Bắc Kinh cần phải được xem như là một phần chính sách đối ngoại mới của Trung Quốc dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình. Ông cho rằng  "cần phải sử dụng tốt nhất của thời cơ chiến lược để bảo vệ chủ quyền, an ninh và phát triển lợi ích quốc gia của Trung Quốc”

Xét theo quan điểm của Trung Quốc, "tình hình mới" xuất hiện do sự thay đổi chiến lược “xoay trục” sang Châu Á của Mỹ và tranh chấp biển đảo  ngày càng tăng. “Tình hình mới” này đòi hỏi "sự quyết đoán chủ động" của Trung Quốc ở Biển Đông. Và ban lãnh đạo Trung Quốc tỏ ra  lạc quan về chiến thắng cuối cùng trong “cuộc chơi” giành quyền bá chủ Biển Đông dự kiến sẽ kéo dài hàng thập kỷ

Cho đến nay, Bắc Kinh nhận thức được rằng Trung Quốc sẽ bị “thiệt hại đáng kể” về uy tín, nếu sử dụng vũ lực đánh chiếm biển đảo có tranh chấp. Ngoài ra, hành động này  còn có nguy cơ khiến cho tình hình Biển Đông leo thang theo cách mà  Bắc Kinh không mong muốn.

Trong một diễn biến khác, Trung Quốc lại tiếp tục tổ chức cuộc tập trận do quân đội nước này tổ chức, diễn ra trên vùng biển Vịnh Bắc Bộ. Trong đó có sự góp mặt của hàng chục đơn vị tàu quân sự và dân sự cùng với một số máy bay của đơn vị Không quân hải quân của Hạm đội Nam Hải.

Theo báo cáo của Bộ Quốc phòng Trung Quốc, các đội tàu của hải quân được thành lập vài giờ sau khi nhận lệnh điều động từ trung tâm chỉ huy hàng hải. Phản ứng đưa ra sau khi có sự xâm nhập của 'một tàu cá vũ trang khả nghi' ở vùng biển Trung Quốc tuyên bố chủ quyền.

Căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc đã gia tăng sau khi Bắc Kinh đưa giàn khoan Hải Dương-981 vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam hồi đầu tháng 5 vừa qua. 

V.A (tổng hợp)


Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang