Top 8 vũ khí mạnh nhất của Nga khiến cả thế giới ‘khiếp vía’

author 21:00 13/09/2016

(VietQ.vn) - Nga là một cường quốc sản sinh ra những loại vũ khí sát thương khiến cả thế giới phải "khiếp vía" trước sức mạnh ghê gớm của nó.

Thông tin trên Infonet, chuyên gia phân tích quân sự của Tạp chí National Interest Kyle Mizokami mới đây đã thiết lập danh sách các thiết bị quân sự/vũ khí sát thương của quân đội Nga khiến nhiều nước phải khiếp sợ kể cả Mỹ.

Xe tăng tàng hình T14

Đứng đầu trong danh sách này là xe tăng chiến đấu chủ lực T-14, được sản xuất dựa trên khung gầm bánh xích Armata. Việc chế tạo loại “siêu xe tăng” này là bước nhảy vọt về công nghệ dành cho lực lượng vũ trang Nga: Xe tăng có áo giáp kết cấu nhiều lớp thiết kế dạng modul, tháp pháo không người điều khiển, tổ hợp bảo vệ chủ động và thụ động. Ngoài ra, T-14 được dự kiến sẽ là một “xe tàng hình” nhằm “làm mù” các hệ thống radar.

Theo đánh giá của nhiêu chuyên gia, giá thành mỗi chiếc xe tăng loại này khoảng 3,7 triệu USD và Moscow đã ký hợp đồng cho lô 100 chiếc xe tăng đầu tiên. Chừng đó là đủ để trang bị cho ba tiểu đoàn, mỗi tiểu đoàn 31 xe tăng hoặc là cho một trung đoàn xe tăng.

Xe chiến đấu bộ binh T-15

Xe chiến đấu bộ binh T-15 cũng được trang bị  tổ hợp bảo vệ chủ động và thụ động, module chiến đấu của xe sử dụng pháo tự động 30-mm 2A42, hai bệ phóng kép Kornet.

Theo đánh giá của các chuyên gia, lực lượng trên bộ của Nga đã tiến xa khỏi thời kỳ khi mà bộ binh không được bảo vệ đóng vai trò "bia đỡ đạn". Ngày nay nhờ phương tiện chiến đấu mới T-15 các chiến sĩ bộ binh Nga là một trong những đơn vị được bảo vệ tốt nhất trên chiến trường.

Trực thăng tấn công K52

Vũ khí chính của K-52 là pháo tự động 30 mm 2A42. Trên mỗi giá treo vũ khí dưới bên cánh có thể bố trí sáu tên lửa. Ngoai ra, K-52 được trang bị 2 động cơ tuốc bin khí VK-2500 cho phép bay ở độ cao hơn 5km.

Cũng như quân đội Mỹ sử dụng sử dụng trực thăng AH-64E, Lục quân Nga sử dụng máy bay trực thăng này thay vì chế tạo thiết kế mới, các nhà phát minh đã quyết định sử dụng mô hình đã có với điều kiện chiến đấu mới.

Hệ thống tên lửa chiến dịch 9K720

Hệ thống tên lửa chiến dịch/chiến thuật 9K720 "Iskander-M" được phát triển ngay từ đầu những năm Chiến tranh Lạnh "Iskander-M" nổi bật về độ chính xác vô tiền khoáng hậu, tầm bắn và công suất.

Theo một chuyên gia phân tích quân sự,  tầm bắn trúng mục tiêu của tên lửa Iskander - 599 km, nhờ các hệ thống GLONASS và GPS tên lửa đạt độ chính xác dao động từ mục tiêu 5-7 mét. Tên lửa Iskander một vũ khí chiến thuật mạnh mẽ chống lại các mục tiêu quan trọng trên cao.

Súng trường bắn tỉa Kalashnikov

Súng trường bắn tỉa Kalashnikov (SVK) sẽ thay thế cho súng trường Dragunov hiện vẫn đang phục vụ cho quân đội Liên Xô và sau đó là quân đội Nga từ năm 1963.

Siêu vượt âm thế hệ mới Yu-74

Thông tin về hệ thống vũ khí siêu vượt âm thế hệ mới Yu-74 được hãng thông tấn Sputnik dẫn nguồn tin quân sự Nga cho biết, Nga có thể dễ dàng xuyên thủng mọi hệ thống phòng thủ tên lửa mà NATO đang triển khai ở Đông Âu.

Vũ khí siêu vượt âm có tốc độ từ March 5 cho đến March 10, bên cạnh đó nó còn được trang bị các công nghệ tiên tiến cho phép đưa đầu đạn tới chính xác mục tiêu trong khoảng thời gian ngắn nhất.

Theo nhận định của các chiến lược gia, với tốc độ đạt được của Yu-74, hiện không có bất cứ một hệ thống phòng thủ nào trên thế giới có đủ năng lực để có thể đánh chặn được loại vũ khí này của Nga.

Hệ thống tên lửa phòng không S-400

Công an Nhân dân cũng cho biết, hệ thống S-400, do Phòng Thiết kế, Tập đoàn Almaz-Antey (Nga) phát triển, là phiên bản cải tiến với nhiều tính năng mạnh mẽ hơn loạt hệ thống tên lửa đất đối không S-300. S-400 có khả năng tiêu diệt nhiều mục tiêu trên không, bao gồm cả máy bay chiến đấu, máy bay ném bom, máy bay không người lái, tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình từ khoảng cách xa 400km. Tuy nhiên, điều khiến S-400 trở nên nguy hiểm chính là khả năng theo dõi, bắt bám và tiêu diệt đồng thời nhiều mục tiêu trên không.

Tuần dương hạm lớp Slava mang tên lửa dẫn hướng

Cũng theo Đất Việt, tuần dương hạm mang tên lửa dẫn hướng lớp Slava của Nga được đánh giá có khả năng đối hạm và phòng không cực kỳ hiệu quả.

Nó được trang bị 16 tên lửa dẫn đường chống hạm P-500 Bazalt, 64 tên lửa S-300  PMU Favorite phòng không tầm xa, 2 hệ thống tên lửa không đối không tầm gần OSA-M, hệ thống radar tìm kiếm và theo dõi ba chiều (3D) biến tàu tuần dương lớp Slava trở thành một pháo đài nổi đích thực.

Tuy lợi thế nhưng tuần dượng hạm lớp Slava cũng có những hạn chế nhất định, thiếu hệ thống tác chiến chống ngầm (ASW) nên khả năng chống ngầm không mạnh bằng tàu lớp Gur của Thổ Nhĩ Kỳ. Đây cũng là lý do Nga mới chỉ triển khai duy nhất một chiếc Moskva đến Trung Đông.

An Dương (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang