Trẻ có thể điếc vĩnh viễn nếu 'nghiện' đeo tai nghe

author 19:30 17/02/2017

(VietQ.vn) - Theo các bác sĩ, thói quen đeo tai nghe để thưởng thức âm nhạc, xem phim...ở trẻ vô cùng nguy hiểm có thể khiến các em điếc vĩnh viễn nếu cha mẹ không kịp thời ngăn chặn.

Tin tức trên báo Phụ Nữ TP HCM, xã hội ngày càng phát triển, các phương tiện giải trí như điện thoại, headphone kết nối internet trở nên phổ biến. Ngày nay, một đứa trẻ 3-4 tuổi cũng có thể tự cắm tai nghe vào các thiết bị điện thoại di động, ipad, mở phim, nghe nhạc, chơi game. Khác với người lớn, tự ý thức được thời gian sử dụng headphone và kiểm soát âm lượng nghe vừa phải, trẻ em lại dễ bị cuốn hút, sa đà vào âm thanh.

Thông tin từ Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP HCM, nhiều trẻ đang ở độ tuổi đi học phải nhập viện vì thính lực suy giảm nghiêm trọng do thường xuyên sử dụng tai nghe.

Cho trẻ đeo tai nghe có thể điếc vĩnh viễn. Ảnh minh họa

Cho trẻ đeo tai nghe có thể điếc vĩnh viễn. Ảnh minh họa 

Theo bác sĩ Nguyễn Tuấn Như, Phó khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Nhi Ðồng 1 TP.HCM,  đa phần các bệnh nhi tới khám thính lực do nhà trường phát hiện rồi đề xuất với phụ huynh. Những trường hợp này đa số ở độ tuổi từ 5 đến 15 và cùng điểm chung là “nghiện” nghe nhạc bằng headphone. Bác sĩ Như đã tiếp nhận và điều trị cho hơn 20 trường hợp như vậy.

Trong số các bệnh nhi bị giảm thính lực vì “nghiện” headphone, mới nhất  Giáo viên phát hiện bé H. hay viết sai chính tả, khi cô đọc cho chép bài, bé thường hỏi lại. Chuyện trò với thầy cô, bé H. thiếu tập trung, thỉnh thoảng nhắc lại câu người khác nói.

Qua điều tra bệnh sử, cha mẹ bé H. mới kể rằng, tối nào bé cũng cắm tai nghe vào ipad hoặc điện thoại để xem phim, nghe nhạc. May mắn nhà trường và gia đình phát hiện sớm nên thính lực của bé H. mới tổn thương mức nhẹ. Bệnh nhi được cho dùng thuốc hỗ trợ phục hồi và bảo tồn tế bào thần kinh trong tai để bệnh không tiến triển nặng.

Theo BS Nguyễn Tuấn Như, ở Việt Nam chưa có thống kê cụ thể, nhưng trên thế giới tỷ lệ người bị điếc mỗi năm tăng từ 5-10%. Hầu hết các đối tượng bị giảm thính lực đều liên quan tới tiếng ồn, có thói quen nghe nhạc to, “nghiện” sử dụng headphone.

Bệnh đau mắt đỏ tăng mạnh sẽ không loại trừ ai nếu chủ quan(VietQ.vn) - Virus gây bệnh đau mắt đỏ vẫn phát triển mạnh và phát tán trong không khí, khiến bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh nếu không biết cách phòng và tránh.

Theo báo Phụ nữ Việt Nam, tai nghe được chia làm ba loại chính: tai nghe nhét lỗ, tai nghe quai móc và tai nghe quai đeo trên đầu. Trong đó tai nghe nhét lỗ là loại tinh xảo nhất, có thể khiến người nghe “chấn động” bởi âm thanh được phát vào sâu bên trong tai. Một số trẻ nhỏ rất thích bắt chước dáng vẻ của bố mẹ khi nghe nhạc, thế nên cũng đeo tai nghe khi xem hoạt hình hoặc chơi trò chơi. Do không ý thức được âm lượng thế nào là phù hợp, trẻ nhỏ sẽ điều chỉnh âm thanh lớn hơn để những tiếng động bên ngoài không ảnh hưởng. Điều này trở thành mối đe dọa tiềm ẩn cho thính lực, đặc biệt là đối với cơ thể còn chưa phát triển hoàn thiện của trẻ nhỏ.

Thời gian đầu người nghe sẽ không phát hiện ra tác hại do khả năng chịu lực của tai chưa bị ảnh hưởng nhiều, hơn nữa vẫn có thể giao tiếp bình thường. Tuy nhiên nếu để kéo dài, thính lực tiếp tục bị tổn thương nhiều hơn, dẫn đến hậu quả xấu.

Đặc biệt, hiện trên thị trường có rất nhiều loại tai nghe đủ mức giá. Nếu mua phải chiếctai nghe chất lượng kém, độ khử âm không tốt, khi sử dụng bị ồn. Vì ồn, không nghe rõ nên trẻ phải bật tiếng to hơn mức cần thiết mới nghe được. Nghe âm thanh lớn trong thời gian kéo dài sẽ làm tổn thương các tế bào thính giác, khiến thính lực giảm từ từ.

Cha mẹ không nên cho con đeo tai nghe. Ảnh minh họa

Cha mẹ không nên cho con đeo tai nghe. Ảnh minh họa 

Các bậc phụ huynh nên hạn chế thời gian trẻ sử dụng các đồ điện tử như điện thoại di động, máy tính bảng, đặc biệt không nên cho trẻ đeo tai nghe để xem phim hoặc chơi trò chơi. Nếu trẻ chưa thể bỏ được thói quen đeo tai nghe ngay lập tức, tốt nhất bố mẹ đừng cho trẻ đeo tai nghe dạng nhét lỗ tai mà hãy thay thế bằng loại khác, và nhớ chú ý chỉnh mức âm lượng không quá to.

Nếu điều kiện không cho phép, trẻ phải sống trong môi trường cạnh công xưởng, nhà máy (nơi nhiều tiếng ồn), cần bảo vệ thính lực cho bé bằng cách sử dụng nút tai. Phụ huynh nhớ theo dõi, nhắc nhở con hạn chế nghe nhạc quá to. Trong trường hợp cần dùng headphone, cố gắng chọn loại tốt, độ khử ồn cao, âm thanh rõ.

Khi trẻ có dấu hiệu bất thường như hay nhắc lại, hỏi lại lúc nói chuyện, mở tiếng ti vi lớn hơn bình thường... gia đình cần đưa bé đi khám để được kiểm tra thính lực.

 An Dương (T/h)

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang