Trứng kiến gai đen có thực sự tốt như lời đồn?

author 10:46 01/10/2015

(VietQ.vn) - Người dân Hà Nội đang săn lùng trứng kiến về tẩm bổ cho gia đình. Tuy nhiên, sự đầu tư này có đáng hay không? Đua nhau mua món trứng kiến gai đen giá tiền triệu, nhiều người không biết rằng món ăn được cho là cực quý này rất dễ gây ngộ độc.

Sự kiện: Thực phẩm bẩn kinh hoàng

Cẩn thận với chức năng bị thổi phồng

Theo Kiến Thức, trên các diễn đàn, mạng xã hội, trứng kiến gai đen được rất nhiều người quan tâm vì những tác dụng được quảng cáo thần kỳ của chúng. Đặc biệt mặt hàng này rất sẵn có. Chúng có vị ngọt, bùi và có thể chế biến thành nhiều món ăn như rán lá lốt, nấu xôi, rán trứng và ngâm rượu. Giá của trứng kiến dao động từ 700.000-900.000/kg. Tuy nhiên, điều khiến người ta không tiếc tiền mua “đặc sản” chủ yếu bởi những tác dụng thần kỳ được quảng cáo như tốt cho trẻ em, người già, giảm stress, cải thiện khả năng sinh lý, giúp phụ nữ đẹp da, tóc đen và mượt.

Khi được hỏi về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và công nghệ thực phẩm (Đại học Bách khoa Hà Nội) cho hay bản chất trứng kiến là loại ấu trùng nhỏ và cũng như trứng ong, nhộng tằm nên có giá trị dinh dưỡng rất tốt. Tuy nhiên, tính chất dược lý của trứng kiến đến đâu chưa có bất kỳ công trình khoa học nào nghiên cứu.

Trứng kiến gai đen được cho là tốt cho sức khỏe

Trứng kiến gai đen được cho là tốt cho sức khỏe. Ảnh minh họa

Để đưa ra bất kỳ giá trị nào của trứng kiến cần phải nghiên cứu về mặt lâm sàng, dược lý. Vì vậy, các chuyên gia sẽ không thể khuyên chúng ta dùng trứng kiến để chữa bệnh hoặc bồi bổ vì chưa có cơ sở khoa học.“Phần lớn tác dụng của trứng kiến là do truyền tai nhau chứ chưa hoàn toàn được kiểm chứng. Do đó, không thể khẳng định trứng kiến tốt cho trẻ em, người già hay bản lĩnh đàn ông ra sao. Mọi người không nên có niềm tin mù quáng vào những lời quảng cáo được thổi phồng mang tính thương mại như vậy”, PGS Thịnh khuyến cáo.

Khả năng nhiễm độc

PGS Thịnh cho biết chưa nghiên cứu nên cũng không thể khẳng định về tính độc hại (nếu có) của trứng kiến. Tuy nhiên, đây là loài động vật hoang dã khi làm tổ chúng hay tiết ra độc tố để bảo vệ con non theo nguyên tắc bảo tồn động vật. Do đó, axit có trong kiến thì cũng có thể có trong trứng. Người sử dụng không loại trừ khả năng ăn phải độc tố này.

Ngoài ra, mặc dù trong trứng kiến có nhiều chất bổ, một số người dùng vẫn có thể bị dị ứng khi chưa có bất kỳ khuyến cáo, chỉ định về việc chế biến và sử dụng loại “đặc sản” này. Theo GS Bùi Công Hiển, Hội Côn trùng học Việt Nam cho biết, nhiều người nhầm lẫn loại trứng kiến này với tổ ngạt. Chúng thường làm tổ trên các cành cây cao và đẻ trứng vào mùa tháng 3, theo Zing.vn.

Trứng kiến gai đen thường làm tổ trên cành cao

Trứng kiến gai đen thường ở trên cành cao

Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của người làm nông thì loại kiến này không hề tốt cho cây trồng, đăc biệt là cây ăn quả, nên khi thấy chúng làm tổ là người ta thường phá bỏ. Trứng kiến gai đen thực sự sống ở các vùng có sông suối, trong các khe, vách núi. PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm cho biết, tính đến thời điểm này chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu về tính chất dược lý của trứng kiến.

Vì thế, tốt nhất là không nên dùng trứng kiến để chữa bệnh hoặc bồi bổ vì chưa có cơ sở khoa học. Ngoài ra, trong trứng kiến gai đen có những thành phần protein lạ nên người dùng có thể bị dị ứng như arginin, prolin, histidin... Đây là các protein tốt, nhưng mỗi người lại có thể dị ứng với bất kỳ dị nguyên nào. Ngoài ra, kiến là loài côn trùng sống ở nhiều môi trường khác nhau, trong đó, có ở nơi ẩm ướt vùng rừng núi, nên có thể chứa rất nhiều ký sinh trùng, vi khuẩn có hại.

Tiểu Quyên (T/h)


Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang