Những vụ bê bối làm chao đảo giới tỷ phú quyền lực nhất thế giới

author 06:54 11/06/2015

(VietQ.vn) - Không ít tỷ phú từng nằm trong danh sách những người giàu nhất trên thế giới lại phải chấm dứt chuỗi ngày huy hoàng và cuộc sống xa hoa, quyền lực của mình với những năm tháng trong tù.

Sự kiện: Đại gia tỷ phú

S. Curtis Johnson

Tháng 3/2011, tỷ phú Samuel Curtis Johnson Jr. của tập đoàn Johnson Family Enterprises bị cáo buộc tấn công tình dục con gái riêng của vợ trong suốt 3 năm, từ khi cô bé mới 12 tuổi. Sự thật chỉ bị phơi bày khi bác sĩ của Samuel biết được điều này qua những lần điều trị cho ông và thông báo cho cơ quan chức năng.

Tỷ phú S. Curtis Johnson bị cáo buộc với tội danh tấn công tình dục trẻ vị thành niên

Tỷ phú S. Curtis Johnson bị cáo buộc với tội danh tấn công tình dục trẻ vị thành niên

Mặc dù bị cáo buộc song Samuel không bị kết án ngay bởi các điều kiện bảo lãnh được thay đổi, cho phép ông có thể tự do đi lại với mục đích kinh doanh. Cuối cùng, Samuel được tại ngoại với khoản tiền bảo lãnh 500.000 USD và phải tránh xa tất cả thiếu nữ trẻ tuổi.

Tuy nhiên, vụ việc không dừng lại ở đây. Tháng 1/2014, thẩm phán xét xử vụ án yêu cầu xử lý lại trường hợp này. Tháng 6/2014, Samuel được biện hộ chỉ mắc hai tội nhẹ hơn và bị phạt 6.000 USD, đồng thời giam giữ 4 tháng tù. Trước đó, luật sư của ông cam kết ông sẽ không bị kết tội tấn công tình dục.

Wong Kwong Yu

Wong Kwong Yu, 41 tuổi, là một doanh nhân nổi tiếng của ngành công nghiệp bán lẻ điện tử, sở hữu công ty GOME (Trung Quốc). Vào năm 2010, Won Kwong Yu đã bị kết án 14 năm tù vì tội hối lộ và gián điệp kinh tế trên thị trường chứng khoán.

Wong Kwong Yu bị kết án 14 năm tù vì tội danh hối lộ

Tỷ phú Trung Quốc Wong Kwong Yu bị kết án 14 năm tù vì tội danh hối lộ

Tòa án cho rằng Wong đã sử dụng nguồn thông tin có trước để mua cổ phiếu của Beijing Centergate Technologies và trở thành một trong những cổ đông lớn nhất của công ty này. Ông cũng bị buộc tối hối lộ cảnh sát, cán bộ thuế để có mối quan hệ với chính phủ với tổng số tiền đút lót là 740 nghìn USD.

Robert Allen Stanford

Từng được biết đến là một trong những người giàu nhất thế giới, Robert Allen Stanford hiện đang thi hành án tù 110 năm vì tham gia vụ lừa đảo 7 tỷ USD - còn được biết đến với cái tên Kế hoạch Ponzi. Trước khi bị bắt, tỷ phú này có cuộc sống hết sức xa hoa, ông từng chi nhiều triệu USD từ số tiền lừa đảo được để mua máy bay, trực thăng.

Robert Allen Stanford từng được biết đến là một trong những người giàu nhất thế giới

Robert Allen Stanford từng được biết đến là một trong những người giàu nhất thế giới

Năm 2009, Stanford bị phát hiện phát hành chứng chỉ gửi tiền giả cho khách hàng và bị bắt. Các chứng chỉ gửi tiền giả này được phát hành tại ngân hàng tại Antigue của ông. Năm 2012, Standford chính thức bị kết án 110 năm tù vì hành vi của mình.

Platon Lebedev

Platon Lebedev là cựu tỷ phú và là CEO của tập đoàn Menatep, bên cạnh đó ông cũng là đối tác kinh doanh của Mikhail Khodorkovsky, người giữ chức chủ tịch Menatep. Lebedev, cùng với đối tác kinh doanh của mình, đã bị cáo buộc biển thủ hơn 200 triệu tấn dầu, sau đó rửa tiền kiếm lời.

Do việc bắt giam hai người có liên quan tới vấn đề chính trị, đặc biệt khi Khodorkovsky công khai phản đối chế độ chính trị lúc đó tại Nga, Tổ chức Ân xá quốc tế đã liệt Lebedev và Khodorkovsky vào danh sách tù nhân của tòa án lương tâm.

Platon Lebedev là một cựu tỷ phú và là CEO của tập đoàn Menatep

Platon Lebedev là một cựu tỷ phú và là CEO của tập đoàn Menatep

Cuối cùng, bản án của Lebedev đã được giảm 10 năm tù. Ông được mãn hạn tù vào tháng 1/2014 với số tiền nợ thuế 480 triệu USD và bị cấm xuất ngoại khỏi quốc gia nơi ông bị kết án tù.

Domenico Dolce và Stefano Gabbana

Vào tháng 4/2014, Domenico Dolce và Stefano Gabbana, hai nhà thiết kế của thương hiệu thời trang nổi tiếng Dolce & Gabbana, bị kết án lần 2 sau khi đệ đơn kháng cáo bất thành.

Hai nhà thiết kế nổi tiếng Domenico Dolce và Stefano Gabbana bị cáo buộc với tội danh trốn thuế

Hai nhà thiết kế nổi tiếng Domenico Dolce và Stefano Gabbana bị cáo buộc với tội danh trốn thuế

Trước đó, vào năm 2011, hai nhà thiết kế nổi tiếng bị buộc tội trốn thuế khi bán công ty cho Gado S.R.L. có trụ sở tại Luxembourg. Dolce và Gabbana bắt đầu bị điều tra vào năm 2008, bốn năm sau vụ buôn bán công ty thời trang trên. Điều tra cho thấy cả hai đã bán công ty nhằm trốn thuế tại Italy. Tháng 4/2014, Dolce và Gabbana bị kết án 18 tháng tù. Luật sư của họ, ông Massimo Dinoia, đã đưa đơn kháng cáo lần hai. Hiện cả hai đều sở hữu khối tài sản 1,4 tỷ USD.

Kemal Uzan và gia đình

Kemal Uzan nổi tiếng với đế chế điện thoại di động Uzan Group lớn thứ 2 tại Thổ Nhĩ Kỳ. Ông cũng từng là người giàu thứ 4 tại quốc gia này. Tuy nhiên, năm 2003, khi ông bị cáo buộc biển thủ công quỹ, cả gia đình Uzan gồm vợ, hai con trai Cem và Hakan, và con gái Aysegul Akay đã phải chạy trốn khỏi Thổ Nhĩ Kỳ. Năm 2010, sau 7 năm lưu vong, gia đình tỷ phú một thời tới tị nạn tại Pháp.

Vụ kiện của hai hãng Motorola và Nokia đối với ông Kemal Uzan đã khiến dư luận Thổ Nhĩ Kỳ dậy sóng

Vụ kiện của hai hãng Motorola và Nokia đối với ông Kemal Uzan đã khiến dư luận Thổ Nhĩ Kỳ dậy sóng

Hiện cả nhà Uzan đang bị cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ truy nã. Vào tháng 4/2010, con trai cả của Kemal Uzan, bị kết án 23 năm tù vì tội hối lộ và lừa đảo. Hơn nữa, khoản nợ 2,7 tỷ USD của gia đình này cũng khiến dư luận Thổ Nhĩ Kỳ dậy sóng. Đây là khoản nợ mà Motorola và Nokia cho Uzan Group vay vào năm 2000. Sau khi vỡ nợ, gia đình này bị Motorola và Nokia kiện với khoản nợ lên tới 4,8 tỷ USD.

Cung Linh

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang